Bí kíp bày mâm ngũ quả đón Tết Giáp Thìn 2024 chuẩn phong thủy

bày mâm ngũ quả đón Tết

Mâm ngũ quả là một trong những biểu tượng cho năm mới sung túc, no đủ. Tuy nhiên, việc bày mâm ngũ quả đúng chuẩn phong thủy thì là điều không hề dễ dàng chút nào.

bày mâm ngũ quả đón Tết

1. Ý nghĩa của việc bày mâm ngũ quả ngày Tết:

  • Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
  • Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang ý nghĩa chung: dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình. Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển. Hướng bàn thờ gỗ hợp phong thủy cũng cần đúng chuẩn.

2. Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

  • Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutra với hình ảnh “trái cây năm màu”. Mâm ngũ quả thường có khoảng 5 loại trái cây với màu sắc khác nhau. Trong tâm thức người Việt, “ngũ” thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe) và ninh (bình an). Trước khi thực hiện bày mâm ngũ quả thì việc lau chùi vệ sinh bàn thờ gỗ cần được làm tỉ mẩn.
  • Theo quan niệm của Phật giáo, 5 màu tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Theo đó, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:
  • Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
  • Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
  • Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
  • Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
  • Đào: thể hiện sự thăng tiến.
  • Mai: con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
  • Táo (loại trái to màu đỏ tươi): mang ý nghĩa phú quý.
  • Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
  • Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
  • Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
  • Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
  • Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng.
  • Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

3. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục 3 miền:

3.1. Bày mâm ngũ quả miền Bắc:

  • Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm chuối, bưởi (phật thủ), đào, hồng, cam, quất, táo, lựu… Trong đó, mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng.
  • Nải chuối hay quả phật thủ biểu trưng cho sự che chở của trời, Phật. Bưởi hoặc cam mang ý cầu phúc lộc trong năm mới, là biểu tượng của sự trọn vẹn. Quả quất và táo thể hiện sự sung túc, phú quý. Cầu xin sự thăng tiến và thành đạt được gửi gắm trong đào, hồng. Bên cạnh đó, người ta còn cầu mong cho gia đình sum vầy, đông đúc qua quả lựu.

3.2. Bày mâm ngũ quả miền Trung:

  • Mâm ngũ quả ở miền Trung rất đa dạng, cách bày trí cũng đơn giản hơn. Đó là các loại quả như chuối, bưởi, mãng cầu, dứa, xoài, sung, dưa hấu, nho, táo, cam…
  • Người miền Trung có cách bày mâm ngũ quả theo hình thức tương tự như miền Bắc. Quả nặng và to đặt ở dưới cùng làm bệ đỡ những quả nhỏ hơn.

3.3. Bày mâm ngũ quả miền Nam:

  • Khác với miền Bắc có quan niệm các loại quả đều có thể bày lên mâm, miễn sao ngâm ngũ quả trông đẹp mắt là được, kể cả bày ớt cay nóng; thì mâm ngũ quả miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
  • Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, … là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm quả thơm với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.
  • Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.

4. Một số lưu ý về các loại quả không nên bày:

4.1. Loại quả có vị cay, đắng

  • Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, chú ý tránh những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.
  • Vì thế, những trái cây có vị cay đắng hay quá chua cũng không được đưa lên bàn thờ gia tiên hoặc trong mâm cơm cúng Tết, nhất là nếu bạn thiết kế phòng khách có bàn thờ.

4.2. Loại quả có gai

  • Những loại quả có gai như: mít, sầu riêng… bạn cũng không nên trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết.
  • Theo quan niệm của nhiều người, gai của những loại quả này sẽ khiến các thần linh phật lòng, do đó đầu năm bày quả này thì cả năm sẽ chông gai, trắc trở trong công việc, cuộc sống và gia đình.
  • Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.
  • Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,… là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. 

4.3. Loại quả chín nẫu

  • Ban thờ thường đốt nhiều nhang, vì thế, nhiệt độ lúc nào cũng cao hơn so với bình thường. Vì thế, nếu bày trên bàn thờ những quả đã chín hoặc có dấu hiệu chín sớm sẽ khiến chúng chín càng nhanh hơn nữa và dễ bị hỏng.
  • Khi trái cây bị hỏng thì rất thu hút ruồi, muỗi và các loại vi sinh vật phân hủy khiến trái cây “nặng mùi” hơn. Từ đó làm bàn thờ Thần Phật, ông bà tổ tiên trở nên không còn sạch sẽ nữa.

4.4. Loại quả có mùi hắc, nồng

  • Trái cây thắp hương ngày Tết tốt hơn cả là chỉ có mùi hương thoang thoảng, thơm ngát mà vương vấn lâu. Hương thơm dịu nhẹ không chỉ tốt cho không gian mà cũng thể hiện sự tôn kính Thần Phật, gia tiên – Đấng bề trên có trí huệ cao minh.
  • Vì thế, trên ban thờ ngày Tết không nên chọn những quả có mùi quá nồng như sầu riêng hay mít. Bàn thờ là nơi thiêng liêng, thanh tịnh, do đó bạn chỉ nên chọn các loại trái cây có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng mà thôi.

4.5. Loại quả mọc sát đất

  • Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.
  • Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái các loại hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy. Các mẫu tủ thờ gỗ tự nhiên sẽ thực sự cần thiết.

Vậy là các bạn đã nắm được các cách bày mâm ngũ quả đón Tết Giáp Thìn 2024 này rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Nội thất Dung Thủy để được trợ giúp.

Bài viết này có ích với bạn không?

Nhấp tim để đánh giá!

Trung bình đánh giá 5 / 5. 1


Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Nội Thất Dung Thủy

  • Showroom: số 36A đường trung tâm dịch vụ Phùng Xá, Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0967.465.594/0973.210.015
  • Website: noithatdungthuy.com
Chia sẻ ngay cho bạn bè