Bàn thờ gỗ xoan đào
Bàn thờ gỗ xoan đào
Bàn thờ gỗ hương
Bàn thờ gỗ hương
Bàn thờ gỗ tự nhiên
Bàn thờ gỗ tự nhiên
Bàn thờ gỗ sồi Nga
Bàn thờ gỗ sồi Nga
Bàn thờ gỗ sồi Nga
Bàn thờ gỗ sồi Nga
199+ Tủ bàn thờ gỗ tự nhiên đẹp hiện đại giá rẻ 2024
1. Khái niệm và ý nghĩa của bàn thờ gỗ tự nhiên là gì?
1.1. Bàn thờ gỗ tự nhiên là gì?
Bàn thờ gỗ là những cấu trúc mà trên đó có những vật cúng tế, được sử dụng cho các hoạt động, mục đích tôn giáo, tín ngưỡng. Tại Việt Nam, bàn thờ phổ biến tại những nơi cư trú của người Việt hoặc những không gian sinh hoạt tôn giáo như đình, chùa, nhà thờ họ. Bàn thờ được phân loại theo mục đích thờ cúng bao gồm bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Chúa, bàn thờ tổ. Phân loại theo mẫu mã thường dành cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, bao gồm: bàn thờ chân vuông (các loại án gian và bàn ô xa) bàn thờ chân quỳ (sập thờ, bàn thờ chân quỳ dạ cá). Bàn thờ được sản xuất từ các cơ sở nhỏ lẻ, mang tính chất nghề truyền thống, kết hợp giữa nghề mộc và chạm khắc thủ công trên gỗ.
1.2. Ý nghĩa:
Bàn thờ cho mục đích tín ngưỡng Bàn thờ sử dụng phổ biến trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà (đạo ông bà) và tín ngưỡng thờ thần linh, thờ mẫu của người Việt Nam. Bàn thờ thường được đặt ở nơi tôn nghiêm nhất trong nhà ở hoặc những nơi thờ tự công cộng. Trên bàn thờ có bày các đồ thờ và vật phẩm phụng, thường được phân chia rõ ràng: nửa phía trong là phần thờ, nửa phía ngoài là phần phụng, lấy bát hương làm ranh giới giữa hai phần. Ở phần thờ là nơi đặt các đồ thờ, thường không thay đổi, dịch chuyển (trừ khi cần làm sạch, vệ sinh). Ở phần phụng là nơi đặt các đồ cúng như hoa quả bánh trái, tiền vàng mã. Người ta có thể đặt cỗ mặn ở phần phụng hoặc sử dụng một bàn phụ riêng để bày đồ cúng mặn (phân biệt với đồ chay). Bàn phụ này còn gọi là bàn cơm hoặc bàn con.
Bàn thờ cho mục đích tôn giáo
Ở Việt Nam phổ biến là đạo Phật và đạo Kitô giáo (đạo Thiên Chúa), do đó ở nơi thờ tự của các tôn giáo này đều có bàn thờ để hành lễ. Bàn thờ Phật thường có hình tượng hoa sen, bên cạnh các tích cổ phổ biến như tứ linh, cửu long hoặc tứ quý,…. Trong khi đó, bàn thờ Chúa được trang trí bằng các họa tiết hoa văn như lá nho, lá vật. Cả bàn thờ Phật và bàn thờ Chúa thường được sơn son thiếp vàng (sơn son phủ hoàng kim) theo kỹ thuật sơn phủ truyền thống của người Việt.
2. Ưu nhược điểm của bàn thờ gỗ tự nhiên
2.1. Ưu điểm
- Bàn thờ gỗ được thiết kế trang trọng với nhiều mẫu mã và hoa văn đặc sắc như: tủ thờ, án gian thờ, kệ thờ…
- Bàn thờ gỗ mang lại sự mộc mạc, gần gũi, tạo không gian thờ cúng linh thiêng.
- Bàn thờ được thiết kế với chiều cao phù hợp với người sử dụng, vì vậy bạn sẽ không phải lo lắng việc cần đến ghê khi thắp hương hay dâng đồ cúng.
- Bàn thờ gỗ được thiết kế khá rộng nên bạn không phải lo lắng việc không có đủ chỗ để bài trí đồ cúng.Khác với bàn thờ treo tương bạn phải do đặc kĩ để lắp chuẩn lỗ ban thì bàn thờ gỗ đã được thiết kế chuển với thước lỗ ban.
2.2. Nhược điểm
- Giá thành của các loại bàn thờ xưa rất đắt đỏ, có thể lên đến vài trăm triệu là chuyện bình thường. Nói chung, bàn thờ gỗ hiện đại thì nên sử dụng cho các kiểu nhà mới ngày nay, nếu không sẽ tạo nên sự tương phản, không phù hợp, làm vẻ đẹp căn nhà xấu đi rất nhiều.
3. Phân loại bàn thờ gỗ tự nhiên
3.1. Dựa theo công dụng
3.1.1.Tủ thờ
Đúng như tên gọi gọi của mình, tủ thờ được thiết kế dạng tủ với phần ngăn kéo phía trên dùng để đặt trưng bày đồ lễ và phần dưới dùng chứa vật phẩm như vàng mã, dương đèn… để tránh bụi bẩn. Thiết kế này có ưu điểm là tiện lợi, tiết kiệm diện tích và phù hợp với mọi không gian phòng thờ. Bạn có thể dễ tìm thấy nhiều mẫu sản phẩm phong phú được chạm khắc hoa văn tinh tế, sang trọng.
3.1.2. Bàn thờ chấp tải
- Đây là mẫu thường được bài trí ở những không gian, diện tích rộng lớn, thoáng đãng. Cách phân biệt các loại bàn thờ khác với bàn thờ chấp tải đó là chúng được chạm khắc hoa văn theo phong cách riêng. Khi được ghép lại với nhau sẽ tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh hay một tích truyện tâm linh có ý nghĩa sâu sắc, đa chiều.
Bàn án gian thờ
bàn thờ án gian gỗ gụ sơn thếp
Bàn thờ án gian gỗ gụ sơn thếp
Đây là một phiên bản khác của bàn thờ. Án gian thờ hay hương án thờ thường cao hơn so với bàn thờ truyền thống nhưng thiết kế lại có rất nhiều điểm tương đồng.
Chúng thường được đầu tư hơn với các họa tiết hoa văn tinh xảo, cầu kỳ được chạm khắc trực tiếp lên 4 chân trụ. Phần lớn họa tiết sẽ được tập trung ở phần trí viền, xung quanh đế với hình tứ linh, chân quỳ đầu rồng, chân chữ vạn thọ… Phía ngoài phủ thêm lớp sơn vecni, thếp bạc, thếp vàng mang lại vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng nhưng vẫn tạo được nét truyền thống theo văn hóa thờ cúng của người Việt.
Sập thờ
Sập thờ hai dạ
Sập thờ có 4 chân to chạm khắc cầu kỳ
Sập thờ có kích thước khá lớn, thường được dùng trong các không gian rộng. Một bộ đầy đủ sẽ bao gồm sập và bàn thờ phủ nhỏ (gọi là bàn cơm).
Có nhiều loại sập thờ khác nhau như ba chân, bốn chân. Chiều cao của chúng thấp hơn so với án gian và đường kính khoảng 18 – 20 – 22 – 25 cm, tùy thuộc vào nhu cầu bài trí của người dùng.
Ở mỗi chân trụ thường được chạm khắc hình linh vật Long, Ly, Quy, Phượng hay họa tiết mai điểu, hoa săn, mẫu chuyện… Chúng được làm từ các loại gỗ quý như vàng táu, gỗ gương, gỗ gụ… nên độ chắc chắn, bền bỉ cao…
Bàn thờ ô xa
Bàn thờ ô xa
Bàn thờ ô xa sơn thếp gỗ mít
Ô xạ là mẫu bàn thờ cao nhất. Chúng được thiết kế tinh xảo, chia thành nhiều ô kính và hoa văn thường tập trung ở mặt trước. Chúng được chạm khắc theo nguyên tắc hình khối hoặc vòng cung và chủ yếu là các linh vật mình rồng, sư tử, kỳ lân… được phủ sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim.
Tất cả chi tiết có sự đầu tư công phu, được bảo quản bên trong các ô kính nên độ bền rất cao. Nhờ đó, dù là 5 năm, 10 năm hay 20 năm, bàn thờ ô xa vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên như mới.
3.2. Dựa theo chất liệu:
4. Kích thước tiêu chuẩn bàn thờ gỗ tự nhiên
3.1 Kích thước bàn thờ treo tường
Có rất nhiều loại bàn thờ, tủ thờ, bàn thờ thần tài, bàn thờ thổ cung,… để bạn lựa chọn. Dưới đây là những kích cỡ tiêu chuẩn bàn thờ gỗ treo tường phổ biến nhất để bạn lựa chọn. Tùy vào không gian, tâm nguyện mà bạn có thể lựa chọn được một số kích thước phù hợp:
Bàn thờ treo tường kích thước: Sâu 61cm (Tài Lộc) x Rộng 107cm (Quý Tử).
Bàn thờ treo tường kích thước: Sâu 56cm (Tài Vượng) x Rộng 95cm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường kích thước: Sâu 49.5cm (Tài Vượng) x Rộng 95cm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường kích thước: Sâu 48cm (Hỷ sự) x Rộng 88cm (Tiến Bảo)
Bàn thờ treo tường kích thước: Sâu 48cm (Hỷ Sự) x Rộng 81cm (Tài Vượng)
Độ cao của bàn thờ treo tường theo phong thủy
Với bàn tủ thờ gỗ nhỏ loại treo tường, chiều cao treo bàn thờ cũng cần phải lưu ý. Thông thường tầm cao thường là hơn tầm mắt người (trên 150cm). Sau đây là chiều cao bàn thờ treo tường thông dụng để quý vị tham khảo:
Tầm thấp: 172cm (Đại Cát); 173cm (Tài Vượng); 176cm (Phú Quý); 176,5cm (Tiến Bảo).
Tầm trung: 193cm (Tài); 193,5cm (Tiến Bảo); 197,5cm (Tài Vượng).
Tầm cao: 211cm (Đại Cát); 212cm (Tài Vượng); 215cm (Phú Quý); 216cm (Tiến Bảo); 217cm (Tài Lộc),
3.2 Kích thước tủ thờ, bàn thờ đứng
Tiêu chuẩn kích thước bàn thờ gỗ dạng đứng cũng rất đa dạng, kiểu dáng đẹp để bạn lựa chọn. Nếu tính kích thước bằng thước lỗ ban ta có một số kích thước thông dụng như sau:
Chiều dài (ngang): 127cm; 157cm; 175cm; 197 cm; 217cm,…
Chiều rộng (sâu): 61cm; 69cm; 81cm; 97cm; 107cm; 117cm,…
Chiều cao (độ cao) : 117cm; 127cm,…
5. Cách bài trí bàn thờ gỗ tự nhiên
Cách bài trí bàn thờ chuẩn theo phong thủy
Phòng thờ là khu vực tâm linh gửi gắm ở đó bao ước nguyện của gia chủ về cuộc sống với thế giới tâm linh. Không giống như các khu vực khác, không gian này cần được bài trí khác biệt, đặc biệt là chuẩn theo phong thủy để tạo may mắn, an lành cho gia chủ. Cách bài trí bàn thờ theo phong thủy trước hết phải đảm bảo được sự cân đối, hài hòa với toàn bộ không gian. Các tượng thần trên bàn thờ hay các vật thể linh thiêng phải đặt trên kệ cao và đèn trên bàn thờ lúc nào cũng phải sáng để hút năng lượng dương.
Cách bài trí bàn thờ chuẩn theo phong thủy
Mỗi gia chủ với cá tính, sở thích và mang trong mình những nét phong tục riêng sẽ chọn cho mình cách bài trí bàn thờ riêng song đa phần ở đâu bàn thờ cũng đều được đặt ở vị trí trung tâm, nơi trang nghiêm nhất trong nhà. Nó sẽ được treo ở độ cao vừa phải, giúp thuận tiện cho gia chủ khi đặt lễ, thắp nhang , khấn vái hoặc làm lễ…
Bàn thờ vì là nơi tôn nghiêm và thanh khiết nhất trong nhà nên ngoài các đồ vật dùng để trang hoàng hay tế tự thì không được để bất cứ vật gì lên đó. Trên bàn thờ, ở trị trí trung tâm sẽ là bát nhang và phía sau là di ảnh của người đã khuất. Tùy theo điều kiện gia đình mà bàn thờ sẽ được trang trí khác nhau.
Những điều đại kị khi bài trí phòng thờ theo phong thủy
– Tránh đặt bàn thờ đối diện với cửa sổ khiến người bên ngoài vừa nhìn vào đã thấy bàn thờ.
– Bàn thờ cần đặt nơi yên tĩnh, không nên phô trương, cũng không nên đặt nơi ồn ào.
– Không nên đặt bàn thờ ở cửa chính vì nếu vậy có thể khiến gió bên ngoài thổi vào làm động bát hương hoặc sát khí từ bên ngoài tràn vào gây bất lợi cho gia chủ.
– Không nên đặt bàn thờ đối diện cửa hay chính gian giữa vì như vậy sẽ khiến gia chủ có cảm giác bất an, khó tâp trung tư tưởng khi đứng khám.
– Bàn thờ không nên đặt trên hoặc dưới nhà vệ sinh hay nơi đặt bồn cầu, cũng không nên đặt cạnh tường bếp đun hay tựa lưng vào tường nhà vệ sinh vì sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phòng thờ.
Cách bài trí bàn thờ chuẩn theo phong thủy
– Vị trí tốt nhất để đăt bàn thờ là đặt trong khoảng thông tầng hay nơi ít người qua lại. Đây cũng chính là cách bố trí bàn thờ theo phong thủy rất quan trọng mà gia chủ không nên bỏ qua.
– Bàn thờ nên đặt trên tầng, tạo cảm giác gần gũi với người trong gia đình song lại kín đáo với khách đến chơi.
– Loại đèn đặt trên bàn thờ nên chọn loại có màu sắc ấm cúng để tạo sự trang nghiêm, tránh đèn quá sáng và gây cảm giác lạnh lẽo hay chiếu thẳng vào người đứng khấn. Gia chủ có thể chọn đèn treo, đèn rọi tường hay đèn tán ánh sáng.
Cách bài trí bàn thờ chuẩn theo phong thủy
Ngoài ra, gia chủ cũng nên tách riêng bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên, bàn thờ Mẫu. Nếu đặt chung thì phải phân cao thấp rõ ràng. Mặt khác, việc chọn hướng đặt bàn thờ cần theo tuổi, mệnh của gia chủ để đảm bảo hòa khí cũng như sự bình an cho gia đình.
6. Cách đặt bát hương lên bàn thờ đúng chuẩn
Hướng dẫn sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên
cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên
Xem thêm:
Bộ đồ thờ Bát Tràng cao cấp đầy đủ giá bao nhiêu?
Đồ thờ men rạn đắp nổi – kỹ nghệ độc nhất Bát Tràng trứ danh
Địa chỉ mua bộ đồ thờ men trắng Bát Tràng chất lượng cao
Văn khấn bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới và khấn tạ lễ
Có nên mang bát hương từ nhà cũ sang nhà mới?
Những vấn đề tâm linh như đặt bát hương yêu cầu chủ nhà cần nghiêm túc thực hiện đúng quy chuẩn để tránh phạm kỵ, bị gia tiên tiền tổ quở trách. Trước tiên, chủ nhà cần thực hiện các nghi lễ xin phép thần linh và gia tiên.
Những món đồ cần chuẩn bị như: đĩa hoa quả, hoa tươi, chén trà hoặc chén rượu… Sau đó. Sau đó, đặt bát hương ở chính giữa bàn thờ. Khoảng cách từ bát hương đến mép ngoài khoảng 15cm để thuận tiện cho việc hương khói hoặc đặt đồ lễ.
Tùy thuộc vào ý muốn riêng của mỗi gia đình mà số lượng bát hương của mỗi nhà sẽ khác nhau. Lúc này cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên như sau:
Bàn thờ đặt 1 bát hương
sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên 1 bát hương
Bàn thờ có 1 bát hương thường là gia đình nhỏ, con thứ, hoặc bàn thờ trong căn hộ chung cư mini, nhà trọ, phòng trọ,… Bát hương chỉ để thờ cúng thần linh và gia tiên nên không tốn diện tích.
Cách sắp xếp ban thờ 1 bát hương khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt bát hương ở chính giữa bàn thờ, lùi lại và cách mép bàn thờ khoảng 15cm để thuận tiện thắp hương và đảm bảo an toàn.
Bàn thờ đặt 2 bát hương
Bàn thờ gồm 2 bát nhang, một bát nhang để thờ riêng thần linh và một bát để thờ gia tiên. Thông thường người ta thường chỉ đặt số lượng bát hương là số lẻ, vậy cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên ra sao?
Trước tiên, gia chủ đặt bát hương thờ thần linh cách mép bàn thờ 15cm. Sau đó để bát hương gia tiên chếch phía dưới, cách bát hương thờ thần linh 10 – 15cm là được.
Bàn thờ đặt 3 bát hương
sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên 3 bát hương
Bàn thờ xếp 3 bát hương là kiểu bài trí phổ biến nhất ở các gia đình. Trong đó, một bát thờ thần linh, một bát thờ gia tiên và bát còn lại thờ Bà Cô Ông Mãnh. Cách sắp xếp vị trí ba bát hương như sau:
Bát hương thờ thần linh luôn phải đặt cao nhất và đặt ở chính giữa. Sau đó, hai bát hương còn lại nhỏ hơn và đặt hai bên. Cụ thể, bát hương thờ Bà Cô Ông Mãnh sẽ nằm ở bên trái, bát hương gia tiên tiền tổ nằm bên phải tính theo hướng của người đứng thắp hương.
Lưu ý khoảng cách giữa ba bát hương không nên quá sát nhau, để tránh tàn hương bắt cháy vào nhau, tốt nhất là nên để xa nhau 10 – 15cm.
Bàn thờ đặt 4 bát hương
Bàn thờ có 4 bát nhang thường gặp ở trong những gia đình Phật tử. Gia chủ có thêm 1 bát hương để thờ Phật. Bát hương thờ Phật thường đặt ở trên cùng và 3 bát hương còn lại xếp hàng ngang tương tự như với cách đặt bát hương trên bàn thờ có 3 bát hương ở phía trên.
Bàn thờ đặt 5 bát hương
sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên 5 bát hương
Đây là bàn thờ để cúng gia tiên cả bên nội và ngoại. Khi bày 5 bát hương trên một gian thờ, cách sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên cụ thể như sau:
Bát hương thờ thần linh lớn, đặt ở chính giữa và kê cao nhất, khoảng 20cm.
Bát hương thờ gia tiên bên nội nằm bên phải bát hương thần linh (tính theo hướng của người thắp hương), kê cao khoảng 10-15cm. Tiếp đến là bát hương thờ Bà Cô Ông Mãnh bên nội đặt liền sát bên phải, sát dưới bàn, cách bát hương gia tiên bên nội 10-15cm
Bát hương thờ gia tiên bên ngoại nằm bên trái bát hương thần linh. Và bát hương thờ Bà Cô Ông Mãnh bên ngoại đặt bên trái sát dưới bàn bát hương gia tiên bên ngoại, khoảng cách từ 10-15cm.
Lưu ý khi sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên
Việc sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên chuẩn, không phạm kỵ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề trước khi bày bát hương.
lưu ý gì khi sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia tiên
Chọn mua bát hương chất lượng
Bát hương là nơi kết nối tâm linh trực tiếp giữa con cháu và gia tiên đã khuất nên yêu cầu sự tôn nghiêm. Bát hương trên bàn thờ phải nguyên vẹn, không nứt vỡ. Họa tiết trên bát hương không nên có chữ viết, ký tự tiếng Hán. Hoa văn thường được sử dụng ở bát hương là họa tiết long phụng.
Khi chọn chất liệu bát hương, bạn hãy ưu tiên các bát hương bằng gốm sứ. Đây là chất liệu bền chắc, khó bị hoen gỉ hay cháy xém, độ bền chắc chắn đồng thời có tính thẩm mỹ cao.
Thanh tẩy bát hương
Sau khi mua bát hương mới, gia chủ cần phải tiến hành thanh tẩy trước khi đem đặt bát hương lên bàn thờ. Đầu tiên, gia chủ sử dụng nước sạch pha thêm rượu, gừng và muối để xử lý tạp chất của bát hương. Ngoài ra cũng có thể bỏ thêm vài cánh hoa nhài, hoa hồng để thanh tẩy mùi, tạo hương thơm dễ chịu, thuần khiết cho nơi thờ tự.
Bốc bát hương
Bạn hãy đặt một miếng tráng kim vàng lót xuống đáy của bát hương và dùng tro chuyên dụng đổ đầu vào bát hương sau khi đã xử lý xong xuôi.
7. Cách tỉa nhang và vệ sinh bàn thờ gỗ tự nhiên
1. Cách tỉa chân nhang đúng cách
1.1. Chọn người phù hợp tỉa chân hương:
Cách lau chùi vệ sinh bàn thờ gỗ được xem là một việc trọng đại trong năm nên người thực hiện công việc này cũng rất được chú trọng. Người rút chân hương phải là người có tính cẩn thận, thận trọng, sạch sẽ, tỉ mỉ, chu đáo.
Có gia đình sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương, song, trên thực tế, việc tỉa chân hương, lau chùi bàn thờ gỗ tại gia tốt nhất nên để gia chủ có đầy đủ các tính cách trên thực hiện.
Trước khi thực hiện việc lau dọn bàn thờ, người thực hiện sẽ phải tắm rửa sạch sẽ thắp hương lên bàn thờ ngỏ lời xin phép tổ tiên, thần linh.
2. Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương cần chuẩn bị gì?
Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp vệ sinh bàn thờ gỗ bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau: Khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế), 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy), chậu sạch.
3. Quy tắc lau dọn
Theo lời khuyên của các nhà chuyên gia tâm linh, gia chủ nên nhớ phải lau chùi vệ sinh bàn thờ gỗ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng như bay màu sơn hay xước. Không nên sử dụng rượu, hóa chất hay cồn để lau tượng đồng nếu không tướng sẽ bị ô xi hóa và bị xỉn màu.
Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ… lau cho sạch. Không để trong quá trình lau dọn bát hương hay bức tượng bị xê dịch.
Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thờ hoặc bát hương… thì khi lau dọn xong phải sám hối và hoàn nguyên đúng vị trí hướng bàn thờ gỗ hợp phong thủy như ban đầu.
4. Tỉa chân hương đúng cách
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển. Tay nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để trách xê dịch, đổ vỡ.
Sau khi nhổ chân hương xong, gia chủ hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Nên làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân hương, tránh tình trạng để qua nhiều chân hương. Gây ra bụi bẩn cho bàn thờ và cần phải thay nước ở các bình hoa và nước cúng. Nên nhớ không để tình trạng hoa héo ở trên bàn thờ, cần thay ngay nếu thấy hoa đã héo.
Nên nhớ rằng, việc vệ sinh tủ bàn thờ gỗ phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.
Xem thêm: Bí kíp chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp chuẩn nhất
2. Cách vệ sinh bàn thờ ngày Tết
tiêu chuẩn kích thước bàn thờ gỗbố trí hướng bàn thờ gỗ hợp phong thủy
2.1. Chuẩn bị
Chuẩn bị nước lau bàn thờ riêng biệt
Khi lau dọn, bạn nên chuẩn bị sẵn nước lau rửa bàn thờ. Đó thường là các loại nước thơm từ thảo dược tự nhiên như lá quế, đinh hương, lá bưởi… Bạn cũng nên chuẩn bị khăn lau riêng như vải nhiễu đỏ để lau bát hương, bài vị. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch tẩy rửa đa năng Cif để dễ dàng lau sạch các vết ố nếu có trên bàn thờ.
Hãy để đàn ông là người bao sái bát hương
Công việc Bao sái bát hương nên để cho đàn ông trong nhà thực hiện. Tuy nhiên, nếu nhà neo người thì phụ nữ vẫn có thể thực hiện công việc này. Một lưu ý rất quan trọng trong bao sái bát hương là trước khi thực hiện phải giữ cho thân thể sạch sẽ, không bao sái khi đang tới kỳ của phụ nữ. Đồng thời, người tiến hành công việc này nên tắm rửa sạch sẽ và mặc đồ dài giữ cho thân thể thanh tịnh.
Lựa chọn ngày đẹp để Bao sái bát hương. Nếu thực hiện ngày 23 âm lịch cần lưu ý phải tỉa chân hương trước khi cúng Ông Công Ông Táo.
Một số lưu ý khác
✦
Với bất cứ cách lau dọn bàn thờ cuối năm nào, bạn cũng cần giữ thân thể sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ. Mặc quần áo dài tươm tất, giữ tâm thanh tịnh. Tuyệt đối không mặc những loại quần áo hở hang, phản cảm để bao sái bát hương.
✦
Bạn cần dùng một chổi chuyên dùng để quét bụi, khăn sạch với nước sạch để lau chùi đồ thờ. Không sử dụng chổi hoặc khăn đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày.
✦
Sau khi bỏ các chân hương cũ, bạn có thể đem đi bón cây. Hạn chế đổ xuống sông, xuống hồ để tránh gây ô nhiễm môi trường
✦
Một trong những tối kị dọn bàn thờ ngày Tết là xê dịch bát hương. Bát hương nên được để yên và cố định trong nhà năm này qua tháng nọ. Bạn không nên thay mới bát hương hằng năm rồi đem bát hương thả xuống sông hồ gây ô nhiễm hoặc đem gửi ở trong chùa sẽ gây mất mỹ quan.
✦
Ngoài việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương, các gia đình nên mua sắm và bày biện các lễ nghi cúng kiếng như: hoa, đăng, trà, ngũ quả, thực, …
✦
Không dùng rượu để lau chùi bàn thờ Phật, ảnh tượng Phật. Nên dùng khăn sạch đã được ngâm trong nước cánh hoa hồng vàng, nước ngũ vị hoặc nước sạch trong nhà.
Xem thêm: [2024] Tủ bàn thờ bằng gỗ công nghiệp mdf giá bao nhiêu tiền?
2.2. Cách vệ sinh
Những điều cần làm trước khi dọn dẹp bàn thờ
Chúng ta nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát và mở cửa chính, cửa sổ cho mát mẻ. Và chuẩn bị đồ cúng bao gồm: nến, hương, hoa, trái cây, và thức ăn dùng để cúng.
Thực hiện thắp một nén hương xin phép tổ tiên, các quan thần linh, thần tài. Khi khấn cần thông báo xin được dọn bàn thờ ngày Tết, xin các ngài lánh sang một bên để dọn dẹp. Sau đó, đợi hương tàn rồi dọn dẹp.
✦
Hoa cắm bàn thờ ngày Tết
✦
Tết nên chưng hoa gì?
✦
Trang trí bàn thờ ngày Tết
Các bước cơ bản trong cách lau dọn bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật
✦
Bước 1: Khi bắt đầu dọn bàn thờ ngày tết, bạn hãy đặt các tượng, bài vị thần Phật và bài vị tổ tiên lên mặt phẳng trang trọng. Mặt phẳng này phải cao, phủ vải đỏ và để ngay ngắn. Nếu bàn thờ Phật thì phủ vải vàng.
✦
Bước 2: Sử dụng vải mềm mới mua, có ngâm với nước mùi hoặc rượu gừng cùng chút muối tinh để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Lưu ý, không nên sử dụng nước lạnh để lau. Bạn nên lau các bài vị thần Phật trước, bài vị của tổ tiên sau.
✦
Bước 3: Hãy từ tốn lau bát hương, đèn nến bằng khăn ướt để tránh đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô để lau lại nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể chuẩn bị đèn tinh dầu để khử sạch mùi ẩm mốc và tạo hương thơm dễ chịu trong phòng thờ.
✦
Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân hương: Tay cần được rửa sạch sẽ bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt bát hương tránh để xê dịch. Tay còn lại lấy khăn/chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương. Lau khô toàn bộ bát hương bằng khăn khô.
✦
Bước 5: Sau khi lau dọn bát hương thì thực hiện tỉa chân hương để số lẻ. Thông thường, bát hương thần linh thì để 5 chân (ngũ hành tề tụ). Còn các bát hương còn lại thì để 3 (sinh tài). Các chân hương đã được rút tỉa để lên bàn được phủ bằng giấy đỏ. Còn hóa chân hương sẽ được gom lại thả trôi trên sông có dòng chảy.
✦
Bước 6: Đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về.
Lau dọn bàn thờ tổ tiên ngày tết hoa đào
3. Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài
Đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà là một phong tục có từ lâu đời trong các gia đình Việt. Đây là vị thần được nhiều gia chủ gởi gắm niềm tin đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Vì vậy, khi thực hiện dọn bàn thờ ngày Tết, bạn cũng đừng bỏ qua công đoạn lau dọn bàn thờ Thần Tài. Dưới đây là các điểm bạn nên lưu ý khi lau dọn và bài trí bàn thờ thần tài:
Những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ Thần Tài ngày Tết:
✦
Bàn thờ Thần Tài, theo phong tục Việt Nam, thường được đặt dưới đất, nơi trang nghiêm, sạch sẽ và hướng ra cửa chính.
✦
Trong cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài, bạn không nên xê dịch bát hương. Bởi vì bát hương là nơi thể hiện sự thành kính của gia đình với cõi tâm linh.
✦
Khi lau dọn, như đã đề cập, bạn nên dùng nước ấm, không nên sử dụng nước lã. Bạn nên dùng nước với các loại lá có hương thơm tự nhiên như quế, hồi, lá hương nhu, sả và lá bưởi để lau bàn thờ. Ngoài ra, bạn có thể dùng Nước lau đa năng Cif là dung dịch tẩy rửa đa năng. Sản phẩm này có nhiều tính năng ưu việt; có thể đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu như vết ố vàng trên mặt kính, bụi bẩn đóng lớp… Sản phẩm có mùi hương vô cùng dịu nhẹ. Với các thành phần khá quen thuộc như chloride, axit citric từ hoa quả, sodium carbonate… trả lại vẻ sáng bóng cho đồ vật… Nước lau đa năng Cif hoạt động hiệu quả trên mọi bề mặt; từ bề mặt gạch, men sứ, crôm, kính, đá mài, nhựa cho đến thép không gỉ… Thiết kế chai xịt giúp phủ kín dung dịch lên bề mặt đồ vật, làm tăng hiệu quả làm sạch.
✦
Ngoài việc vệ sinh bàn thờ Thần Tài, khi thắp hương, bạn nên dùng đèn dầu hoặc nến để thắp sáng khi thờ cúng, tránh ánh sáng nhấp nháy.
Dọn bàn thờ Thần Tài ngày Tết
4. Dọn bàn thờ ngày tết vào ngày nào?
Để đón một cái tết trọn vẹn, vào những ngày trước tết, nhà nhà cùng nhau tổng vệ sinh mọi ngóc ngách trong nhà: ngoài vườn, phòng ngủ, bàn thờ, phòng khách,… Riêng đối với bàn thờ vì là nơi thờ tự thiêng liêng nên rất nhiều bạn e ngại khi dọn dẹp nơi này.
Hiểu được nỗi lo lắng đó, Cleanipedia xin chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về cách dọn bàn thờ ngày Tết. Nhằm giúp nơi thờ tự ngày tết được khang trang nhất để tỏ lòng hiếu kính của bạn đến các vị bề trên.
Thời gian dọn dẹp
Từ ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Táo thì các gia đình nến tiến hành dọn dẹp bàn thờ ngày tết. Và việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết này nên được hoàn tất trước 12h00 đêm 30 Tết. Theo quan niệm của phương Đông, đây là thời điểm “thần linh đi vắng”. Vậy nên, gia chủ tranh thủ sửa sang, bài trí nơi thờ tự để đón tết sẽ không làm mạo phạm đến các vị bề trên.
Thời điểm dọn dẹp tốt nhất trong ngày nên bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút tối.
Tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ ngày tết trong thời gian bị hành kinh hoặc khi thân thể không sạch sẽ, tươm tất.
Dọn bàn thờ ngày tết là việc tất yếu phải làm hằng năm trước dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên không phải cứ nhất thiết vào ngày tết thì mới được phép lau dọn bàn thờ.
Thay vào đó khi nào bạn cảm thấy bàn thờ chưa trang nghiêm thì cần phải lau dọn ngay. Các gia đình có thể lau chùi, quét dọn bàn thờ mỗi lần từ nửa tháng đến một tháng, vào trước ngày rằm hoặc mùng 1 hàng tháng.
Các công việc cần làm
Các công việc dọn bàn thờ ngày tết chủ yếu là lau chùi, quét dọn, hóa chân hương (đốt bỏ các chân hương cũ đi cho đỡ đầy bát hương) và chỉ để lại 3 chân hương.
Sau đó, bạn bày biện đồ lễ để cúng kiếng. Tất cả đồ thờ tự như: bài vị, bình hoa, chân đèn,… lúc này có thể hạ xuống để lau chùi và đánh bóng. Sau khi hoàn tất, bạn nấu nước thơm để lau lại bàn thờ một lần nữa cho sạch sẽ và thơm tho.
Dọn dẹp bàn thờ ngày Tết
5. Các bước thực hiện cách lau dọn bàn thờ ngày Tết
Bước 1 – Dọn dẹp và chuẩn bị đồ lễ
Trước khi bao sái bát hương bạn nên mở toang các cửa trong nhà, lau dọn nhà cửa sạch sẽ và chuẩn bị đồ cúng lễ theo đủ năm phần:
✦
Nến: tượng trưng cho lửa với mong muốn đem lại sự ấm cúng cho gia đình.
✦
Nhang: với ý nghĩa gửi gắm thông điệp, mong muốn của gia chủ lên thần thánh.
✦
Hoa: với ý nghĩa mang đến sự tươi mát, hương sắc cho gia đình.
✦
Ngũ Quả: Gồm năm loại quả khác nhau tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ trong năm mới.
✦
Thực: Đây là đồ cúng cho các vị bề trên hưởng dùng. Theo như quan niệm cúng trước, ăn sau để tỏ lòng tôn kính thần phật, ông bà. Gia chủ ăn gì thì thì cúng nấy, các món cơ bản như: gà luộc, xôi gấc, đồ chay,…
Bạn dùng khăn sạch ngâm trong rượu trắng và gừng giã nhuyễn ít nhất 30 phút trước khi lau dọn bàn thờ ngày tết.
Bước 2 – Thắp hương xin phép
Bạn thắp một nén hương và khấn xin các bậc bề trên tạm lánh sang một bên để tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết mà không mạo phạm các ngài. Bạn đợi hương tàn thì bắt đầu công việc dọn dẹp.
Bước 3 – Hạ các đồ thờ tự xuống
Trước tiên, bạn chuẩn bị một cái bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ. Sau đó, bạn hạ đồ thờ cúng như: bài vị, di ảnh, chân đèn, bình hoa, chén nước,… xuống bàn một cách ngay ngắn. Nếu là bàn thờ Phật, thì bạn phủ vải hoặc giấy vàng.
Đặc biệt, bạn nên tránh hoặc hạn chế di chuyển bát hương xuống bàn và cũng không nên lau đồ thờ tự trực tiếp trên bàn thờ.
Dùng khăn sạch tẩm rượu gừng và lau toàn bộ các đồ thờ tự trên bàn thờ. Để đánh bóng các đồ bằng đồng, bạn cũng dùng khăn sạch tẩm giấm ăn, tro bếp, muối hạt,… và chà mạnh trong vài phút.
Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch và lau khô lần lượt từng món, lau cách từ tốn và tuyệt đối không kẹp đồ thờ vào nách, chân.
Bước 4 – Hóa chân hương và lau dọn bát hương
Trước khi sao bái, bạn cần rửa sạch hai tay bằng rượu gừng. Dùng một tay giữ bát hương để tránh bị xê dịch. Tay còn lại dùng khăn sạch hoặc chổi khô để quét dọn, lau chùi toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương xuống bàn thờ.
Sau khi lau dọn xong, bạn phải dùng cả hai tay rút tỉa từng chân hương ra khỏi bát hương một cho tới khi chân hương chỉ còn số lẻ sau: 1, 3, 5, 7 hoặc 9. Chỗ chân hương được rút ra nên đốt ngay thành tro.
Sau đó, bạn dùng khăn sạch để lau dọn tàn tro từ chân hương cũ rơi xuống. Rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau thêm 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Bạn lại tiếp tục lấy khăn khô lau và thu dọn lại toàn bộ bụi bẩn, tàn tro trên bàn thờ xuống.
Cuối cùng, bạn dùng một khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu gừng, lau lại toàn bộ bàn thờ và dùng khăn khô lau thêm một lần nữa.
Bước 5: Bày đồ cúng kiếng
Đặt lại đồ thờ cúng lên bàn thờ, thay nước bình hoa, thay chum gạo muối (nếu có) và thỉnh các bậc bề trên về lại bàn thờ
8. Kinh nghiệm mua bàn thờ gỗ
Kiểu dáng – màu sắc bàn thờ đẹp
Kiểu dáng và màu sắc của bàn thờ được lựa chọn tùy theo sở thích, gu thẩm mỹ, cũng như không gian sống của từng gia chủ. Hiện nay, sự đa dạng về mẫu mã bàn thờ, tủ thờ, họa tiết trang trí…. khiến cho nhiều gia chủ không khỏi băn khoăn trong quá trình lựa chọn một mẫu bàn thờ đẹp cho gia đình mình.
Khi chọn mẫu mã, kiểu dáng cho bàn thờ, xu hướng hiện nay nghiêng về những mẫu bàn thờ hiện đại, vừa giữ được nét tôn nghiêm, trang trọng của không gian thờ cúng Việt, vừa không quá âm u tịch mịch, mà lại còn dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc nội thất khác nhau. Rất ít gia đình còn ưa chuộng kiểu bàn thờ sơn son thiếp vàng hay khảm trai kiểu cổ điển giống những mẫu bàn thờ truyền thống.
Bên cạnh đó, có một điều bạn cần phải lưu ý kiểm tra kỹ trước khi mua bàn thờ, đó là xem tổng thể bàn thờ có bị cong vênh, lồi lõm gì không? bề mặt có nhẵn bóng, mịn màng không? các mối nối có chắc chắn không?
Về màu sắc của bàn thờ, tủ thờ, bạn có thể lựa chọn màu sắc sao cho hài hòa nhất với màu tường, trần. Thường màu bàn thờ, tủ thờ nên chọn những màu trầm ấm, phù hợp với không gian thờ cúng như: màu nâu, nâu sáng, màu cánh gián…
Bàn thờ vốn là đồ vật linh thiêng, không thể bán lại hay cho người khác, hoặc thậm chí khi vứt đi cũng khó và phải tuân thủ nhiều kiêng kị. Chính vì thế, các gia đình cần phải hết sức cẩn trọng và cân nhắc, tránh chỉ có để ý đến hình dáng bên ngoài, rước về nhà những kiểu bàn thờ nhìn qua thì tưởng đẹp nhưng thực chất là hàng kém chất lượng.
Chất liệu cho một mẫu bàn thờ – tủ thờ đẹp
Có một số loại gỗ tốt chuyên dùng đóng bàn thờ gỗ như: bàn thờ gỗ muồng, bàn thờ gỗ sồi, bàn thờ gỗ căm xe, bàn thờ gỗ gõ đỏ,… Khi khách hàng chọn mua những mẫu bàn thờ gỗ hiện đại với những chất liệu gỗ trên sẽ không phải lo về chất lượng gỗ (gỗ sẽ không bị cong, vênh, mối, mọt theo thời gian và rất bền về màu sắc).
Chất lượng gỗ sẽ dựa theo chi phí bạn định bỏ ra để mua bàn thờ. Hiện nay khi công nghệ hiện đại thì các loại đồ thờ như bàn thờ, tủ thờ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên chất liệu gỗ tự nhiên vẫn được chúng tôi khuyên gia chủ lựa chọn. Gỗ tốt sẽ tránh được việc bàn thờ bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng, từ đó giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí, lại vừa không phải nghĩ đến việc bắt buộc phải thay bàn thờ mới sau một thời gian ngắn. Khi bạn nắm bắt những hiểu biết cơ bản khi chọn bàn thờ sẽ giúp quý khách có quyết định đúng đắn hơn.
Kích thước bàn thờ đẹp
Việc lựa chọn mẫu bàn thờ, tủ thờ đẹp và chuẩn phong thủy cần phải đảm bảo tiêu chí kích thước cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu theo thước phong thủy Lỗ Ban.
Nhìn chung, kích thước của bàn thờ, tủ thờ nên phù hợp và hài hòa với diện tích, không gian trong căn nhà của gia chủ để từ đó lựa chọn kích thước bàn thờ, tủ thờ to nhỏ, rộng hẹp thế nào cho chuẩn nhất.
Xác định nhu cầu sử dụng bàn thờ
Sau khi đã nắm rõ những tiêu chí trên, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của gia đình mình và mức chi phí bạn sẵn sàng bỏ ra. Đối với bàn thờ, tủ thờ, hầu hết các gia đình đều muốn sử dụng lâu dài, phần vì kiêng kỵ việc đụng chạm đến đồ thờ cúng, phần cũng vì muốn tiết kiệm chi phí không phải thay đi thay lại bàn thờ nhiều lần. Như đã nói ở trên, bạn nên chọn những loại gỗ tốt để đóng bàn thờ, tránh tâm lý ham đồ rẻ mà cuối cùng lại thành mất thêm nhiều chi phí hơn nếu tính về lâu dài.
9. Địa chỉ bán bàn thờ gỗ giá rẻ uy tín tại Hà Nội
- Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đóng lắp đồ gỗ nội thất, Nội thất Dung Thủy tự tin mang đến cho các khách hàng các sản phẩm bàn thờ gỗ tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Để đặt mua bàn thờ gỗ vui lòng tới showroom Nội thất Dung Thủy tại Phùng Xá, Thạch Thất hoặc mua online qua fanpage Nội thất Dung THủy.