Đón đứa con đầu lòng chào đời là niềm hạnh phúc của nhiều phụ huynh trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý về cách trang trí phòng ngủ cho bé sơ sinh mà Dung Thủy muốn gửi tới các bạn.
1. Tiêu chuẩn về trang trí phòng ngủ bé sơ sinh:
1.1. Thiết kế phòng ngủ cho bé sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển
- Giai đoạn trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi: Đây là lúc bé vừa mới được sinh ra nên còn yếu. Ở giai đoạn này bé đang bú sữa mẹ và ngủ với nên có thể để em bé nằm cạnh mẹ để tiện chăm sóc.
- Giai đoạn 3 tháng đầu – tập lẫy: Giai đoạn này bé đã cứng cáp hơn nên mẹ có thể cho bé nằm nôi, tuy nhiên không nên lạm dụng. Lưu ý khi cho trẻ nằm nôi thì không nên lắc mạnh vì có thể làm bé say, hay nghiêm trọng hơn là có thể khiến bé tổn thương.
- Giai đoạn bé biết bò và biết đi: Bé thường phát triển rất nhanh ở thời điểm này, vì thế các mẹ có thể mua nôi hay cũi cho bé. Một số các mẹ thường lựa chọn mua cũi cho các bé vì khi nhỏ bé vẫn có thể nằm ngủ và lớn vẫn có thể ngồi chơi trong cũi được. Bên cạnh đó, cũi cho bé còn rất tiện lợi, có thể gấp lại và cất đi một cách dễ dàng nhất.
1.2. Lựa chọn giường có thiết kế phù hợp với phòng ngủ cho bé sơ sinh
- Cách trang trí phòng ngủ cho bé sử dụng giường tầng luôn là lựa chọn đầu tiên khi cho các bé ngủ chung giường vì giường này giúp tiết kiệm được nhiều không gian nhưng vẫn đảm bảo bé có góc riêng của mình. Tuy nhiên, loại giường không phù hợp các bé còn quá nhỏ!
- Trường hợp các bé còn quá nhỏ, tốt nhất là nên lựa chọn cho mỗi bé một chiếc giường nhỏ để ở 2 bên riêng biệt. Lưu ý là mỗi bên đều phải có bàn đầu giường. Hay có thể bố trí mỗi góc một giường. Tuỳ thuộc vào không gian mà bạn chọn giường, từ đó bạn có thể chọn tủ quần áo cho phù hợp.
- Nếu là phòng ngủ 2 bé trai hay phòng ngủ cho 2 bé gái với 1 bé lớn hơn kết hợp lại thì cũng cần để ý tới cảm xúc của bé lớn với em bé thế nào.
1.3. Thiết kế tường trang trí với phòng ngủ cho bé sơ sinh
- Ba mẹ bé khi decor phòng ngủ cho bé ngoài việc chú ý đến màu sắc thì họa tiết trang trí cũng là một phần quan trọng trong để trẻ vừa có được những giấc ngủ ngon lành vừa kích thích được trí thông minh của trẻ.
- Có thể treo quanh giường bé những bức tranh đẹp về thiên nhiên, phong cảnh, kiến trúc,… Bởi vì trẻ sơ sinh thường thích ngắm nhìn những đồ vật nhiều màu sắc. Ngoài ra mẹ cũng có thể trang trí thêm những món đồ chơi nhiều màu tươi sáng ở những nơi bé có thể dễ dàng nhìn ngắm.
1.4. Tối ưu hiệu ứng ánh sáng phòng ngủ cho bé sơ sinh
- Một trong những lưu ý nữa trong việc Thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp cho bé sơ sinh là chú ý ánh sáng trong phòng. Các bé ở độ tuổi khác nhau sẽ đi ngủ vào các thời điểm khác nhau. Do đó, nhu cầu dùng ánh sáng trong mẫu phòng ngủ đẹp đơn giản cũng khác nhau.
- Ba mẹ bé cần chú ý để chọn đèn phù hợp cho từng bé. Có thể gắn đèn trần có chế độ đèn mờ để dễ thay đổi độ sáng của phòng. Hay có thể gắn đèn đọc sách cho bé lớn, đèn ngủ cho bé nhỏ.
1.5. Chọn vị trí đặt nôi, giường cho bé sơ sinh hợp phong thủy
- Theo phong thủy, phòng ngủ của cho bé sơ sinh nên đặt ở giữa hoặc phía trước nhà để tránh những tiếng ồn từ các phòng khác. Gia đình cũng không nên đặt phòng nội thất phòng ngủ đẹp hiện đại ở không gian trống, cạnh phòng chứa đồ, phòng dưới gầm cầu thang vì những vị trí đó tạo cảm giác lạnh lẽo, dễ bị ảnh hưởng từ năng lượng âm. Điều này làm trẻ sẽ chậm phát triển, ngủ không ngon giấc.
Xem thêm: Mê ngay 5 mẫu phòng ngủ cho bé trai 10 tuổi 2024
2. Cách trang trí phòng ngủ cho bé sơ sinh:
2.1. Vẽ tranh tường
- Vẽ tranh tường là ý tưởng đơn giản song lại vô cùng độc đáo, hiệu quả và ấn tượng nhất mà bạn có thể sử dụng để trang trí cho phòng ngủ của bé. Với ý tưởng này, bạn có thể vẽ nên cả một thế giới cổ tích, thế giới anh hùng, thậm chí là cả một vũ trụ trong phòng ngủ của bé. Lựa chọn cách trang trí này, bạn sẽ không bị hạn chế về ý tưởng trang trí như những cách làm khác. Và còn tạo ra được không gian vô cùng độc đáo, ấn tượng cho bé.
2.2. Trang trí phòng ngủ cho bé với giường cũi xinh xắn
- Giường cũi cho trẻ trẻ sơ sinh là sản phẩm không thể thiếu trong danh sách đồ dùng cần chuẩn bị để chào đón bé. Chọn cho bé một chiếc giường thật xinh, thật chắc chắn, ấm áp sẽ giúp bé có được những giấc ngủ ngon. Và thiết kế phòng ngủ em bé sơ sinh với giường cũi đẹp còn giúp căn phòng thêm ấm cúng, thân thiện hơn.
2.3. Trang trí phòng ngủ cho bé đồ chơi
- Đồ chơi luôn gắn liền với bé, có những món đồ chơi được xem là tuổi thơ của bé. Vậy nên, lựa chọn, mua sắm cho bé những món đồ chơi cần thiết, phù hợp kích thích sự thích thú của bé là điều mà các bậc phụ huynh cần làm. Không những phục vụ cho bé, những món đồ chơi này còn giúp trang trí cho phòng ngủ của bé thêm phong phú, độc đáo và hiện đại hơn. Chắc chắn đây là một cách trang trí phòng ngủ cho bé đơn giản nhưng lại vô cùng đáng yêu
2.4. Trang trí phòng ngủ cho bé sơ sinh với thú nhồi bông
- Ngoài đồ chơi thì thú nhồi bông cũng là món đồ gắn liền với bé, bất kỳ bé nào cũng có một con thú nhồi bông của riêng mình. Ngoài ra, những con thú nhồi bông này lại sở hữu dáng vẻ đáng yêu vô cùng. Vậy nên, để trang trí phòng ngủ cho bé sơ sinh đơn giản mà hiệu quả bạn không thể bỏ qua ý tưởng sử dụng gấu bông này nhé!
- Nên tham khảo thêm thiết kế phòng cho bé gái và phòng ngủ đẹp cho bé trai nếu bạn muốn sử dụng cho bé lâu dài cả khi lớn lên.
2.5. Trang trí phòng ngủ cho bé với thảm xốp
- Thảm xốp được các bậc phụ huynh lựa chọn để bảo vệ an toàn cho bé yêu khi vận động. Vậy được xem là món đồ hết sức cần thiết cho phòng ngủ của bé. Để vừa giúp bảo vệ cho bé, vừa giúp căn phòng của bé trở nên đẹp hơn, xinh xắn hơn bạn nên lựa chọn thảm xốp với hoạ tiết, hình thú dễ thương. Đây là cách trang trí phòng ngủ cho bé tuy rất đơn giản song lại vô cùng cần thiết và hiệu quả.
2.6. Trang trí phòng ngủ cho bé với tủ đựng áo quần
- Một món đồ cần thiết khác cho phòng ngủ của bé đó chính là tủ đựng áo quần. Bạn nên bố trí trong phòng của bé ít nhất một tủ lớn để bỏ những món đồ nhỏ xinh của bé. Để giúp trang trí và tô điểm thêm cho không gian phòng ngủ của bé, bạn nên chọn tủ có thiết kế đặc biệt và có các hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương.
Xem thêm: Gợi ý 5 mẫu phòng ngủ đẹp cho con trai 15 tuổi 2024
3. Cách chăm sóc bé sơ sinh mau lớn
Trẻ sơ sinh còn quá non nớt, vì vậy, cha mẹ cần cẩn thận và chu đáo thêm một chút trong việc chăm sóc con giai đoạn chu sinh 7 ngày đầu tiên, đây chính là một trong những thay đổi đầu đời quan trọng của con. Trẻ sơ sinh mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ nên sẽ phải dần thích nghi nhiều với việc tự thở, tự bú và chống chịu dưới thời tiết bên ngoài lúc nóng lúc lạnh. Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là vô cùng quan trọng.
Theo Ths Đỗ Thị Thuỷ – điều dưỡng trưởng khối, Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: Thời kỳ chu sinh được tính từ tuần thứ 28 đến hết ngày thứ 7 sau khi sinh (tuần đầu sau sinh). Chu sinh được hiểu là xung quanh thời điểm mẹ sinh em bé, đây là một trong những giai đoạn đầu đời quan trọng nhất của con. Bố mẹ cần lưu ý:
* Cho con bú sớm nhất có thể: mẹ nên tăng cường cho con bú và bú càng sớm càng tốt để bé có thể tiếp nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú 2 – 4 tiếng/lần và khoảng 8 – 12 lần/ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng, để giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.
Cần chọn tư thế bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú; như thế sẽ tạo ra tư thế bú đúng và con sẽ bú dễ dàng, thoải mái nhất, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm. Nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại, việc này vừa giúp bé có thể bú được sữa cuối (lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất) vừa kích thích giúp vú sản sinh ra lượng sữa mới. Nếu sau khi bú sạch 1 vú mà bé vẫn khóc, hãy cho bé bú vú bên kia. Nếu bé bú chưa hết mà đã no thì các mẹ nên vắt sữa còn dư trữ lạnh. Sau vài ngày mẹ sẽ biết được nhu cầu bú của bé. Vào các cữ bú sau có thể vắt bỏ một ít sữa đầu để bé bú sữa có nhiều năng lượng hơn.
* Con phải được ngủ đủ giấc: Ba mẹ cần đảm bảo con yêu được ngủ đủ, ngủ ngon giấc. Theo các chuyên gia chuyên gia thì sự tăng trưởng ở trẻ sơ sinh phần lớn đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thông thường, trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm). Không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.
* Cần bế con đúng cách: Lần đầu tiên bế con yêu trên tay mẹ sẽ lúng túng, nhưng mẹ yên tâm, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng âu yếm. Trước khi bế bé lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là sẽ bế bé. Hãy nhìn và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm. Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.
* Chăm sóc rốn cho con: Rốn là một trong số những phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sơ sinh nên cần đặc biệt chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên mà không có bất kỳ tổn thương nào. Nếu không chú ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, chảy dịch,…
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được làm hằng ngày và vệ sinh theo các bước sau:
Trước khi chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90 độ.
Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
Lau rốn bằng bông gòn với nước sạch, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
Luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
Không sử dụng nước thơm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.
* Chăm sóc làn da non nớt:
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da:
Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm;
Chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ;
Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé;
Giữ da bé có độ ẩm thích hợp:
Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể khiến da bé mất nước. Mẹ nên thoa kem dưỡng da ở những vùng da khô hay bong tróc cho bé.
Việc không thay tã thường xuyên cộng với thời tiết nóng ẩm có thể gây nhiễm nấm, nhiễm trùng ở trẻ. Vì vậy, cần thường xuyên rửa sạch khu vực mang tã của trẻ bằng các chất làm sạch có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng;
Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da bé:
Các chủng vi khuẩn thường trú trên da bắt đầu có ngay từ khi trẻ ra đời. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi trên da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da trẻ bị phá hủy. Do vậy, các mẹ cần phải:
Giữ sạch cuống rốn và các vết thương hở của bé;
Làm sạch da bé với sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.
* Giữ gìn chăm sóc đôi mắt của con:
Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ phát triển một cách tốt nhất cha mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh. Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh như sau:
Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.
Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Bố mẹ nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người.
Xem thêm: 5 cách bố trí phòng ngủ cho 2 bé trai gọn gàng 2024
Như vậy, Quý khách đã nắm được các mẫu nội thất phòng ngủ trẻ sơ sinh rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Nội thất Dung Thủy để được trợ giúp.