Top 8 bài thuyết trình về trái cây ngày 20/10 ấn tượng 2024

bài thuyết trình về trái cây ngày 20 10

Chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày 20/10 rồi. Hãy cùng Dung Thủy điểm qua các bài thuyết trình về trái cây ngày 20/10 trong bài viết dưới đây nhé!

bài thuyết trình về trái cây ngày 20 10

1. Hội thi chưng trái cây nghệ thuật

Hội thi Cắm hoa – Cắt, tỉa trái cây nghệ thuật với chủ đề tôn vinh “Người Phụ nữ Việt Nam” là một hoạt động trong chuỗi các hoạt động của tổ chức công đoàn huyện nhà thiết thực chào mừng kỷ niệm 112 năm – Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1982 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 thành công; chào mừng kỷ niệm 47 năm giải phóng huyện Vân Canh 31/3 vừa được Liên đoàn Lao động huyện Vân Canh phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và Phòng Lao động, Thương binh & xã hội huyện tổ chức thành công, đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên, CNVCLĐ trong huyện.

Chị Đặng Thị Bé – Chủ tịch CĐCS Trường Mẫu giáo Canh Liên, Trưởng Cụm Thi đua số 5 cho biết: Đây là lần đầu tiên em làm trưởng cụm thấy thật là vui, vì lâu lắm rồi công đoàn huyện mới phối hợp tổ chức hội thi cắm hoa, cắt tỉa trái cây nghệ thuật như thế này. Đội em họp bàn bạc rất sớm, lựa chọn thí sinh để thành lập đội. Để tham gia hội thi đạt kết quả, 07 CĐCS trong cụm đóng góp kinh phí cho đội thi mua hoa, trái cây để về tập luyện. Ngay cả bài thuyết trình phải cộng tác cùng cả đội, sửa đi, sửa lại từng câu từ cho thật ý nghĩa, hội ý đặt tên cho chủ đề không trùng với các đội khác, cuối cùng chọn tên chủ đề thật ngắn gọn và ý nghĩa nhất đó là “Nét Việt”.

Một điều cũng ấn tượng là hội thi diễn ra trong lúc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid – 19 hiệu quả”, do đó, ban tổ chức hội thi rất chú trọng đến công tác phòng chống dịch, tuyên truyền mọi người thực hiện ý thức phòng chống dịch như: đeo khẩu trang, sát khuẩn, do thân nhiệt trước khi vào khu vực thi. Các đội thi được ban tổ chức quán triệt phải tổ chức test nhanh các thí sinh để họ an tâm đến với hội thi, tự bảo vệ bản thân mình và bảo vệ cho mọi người xung quanh. Hội thi được sắp xếp, bố trí từng khu vực riêng dành cho thí sinh, ban tổ chức, ban giám khảo, từng đội thi và cổ động viên. Kể cả trong thời gian thí sinh thuyết trình, quy định tuyệt đối là thí sinh phải đeo khẩu trang, tất cả mọi người tại khu vực thi cũng vậy nhằm đem lại sự an toàn nhất về phòng dịch.

Xem thêm: 99+ lời chúc mừng sinh nhật bố mẹ chồng cảm động nhất 2024

2. Top 8 bài thuyết trình về trái cây ngày 20/10 ấn tượng 2024

Ngày Tết Âm lịch bước vào bất kì gia đình người Việt nào ta cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả mà ta thường thấy trên bàn thờ mọi gia đình Việt không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó.

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này. Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lí phương Đông thì mâm ngũ quả phải có năm loại quả với năm màu khác nhau gồm: Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc.

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như mười ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được bày lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là ba trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó.

Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”… Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt là được. Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt…bày đan xen vào nhau.

Theo các nhà dược liệu và thầy thuốc Đông y thì mâm ngũ quả cũng là một tập hợp của nhiều vị thuốc. Lá bưởi có tác dụng chữa cảm (dùng cùng một số lá khác để nấu nồi thuốc xông chữa cảm sốt), vỏ bưởi dùng chữa đầy chướng bụng, bí tiểu, múi bưởi giúp giải khát, dùng tốt cho người tiểu đường, hoa bưởi có hương thơm đặc biệt, dùng ướp trà và một số thực phẩm…

Đu đủ chín có tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho trẻ em và người cao tuổi, người mới khỏi bệnh, đủ xanh chứa chất papain có tác dụng phân giải tế bào, giúp nấu thịt chóng mềm. Rễ đu đủ dùng làm thuốc cầm máu. Hoa đu đủ hấp đường phèn làm thuốc chữa ho cho trẻ em khàn tiếng…

Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho người cao tuổi và trẻ em bị táo bón. Chuối hương phối hợp bột lòng đỏ trứng gà dùng chữa trẻ suy dinh dưỡng… Quả hồng dùng chữa khí nghịch – nấc, chữa đau rát họng, khô họng, dân gian dùng chữa cao huyết áp. Hồng xiêm kích thích tiêu hóa, vỏ quả chữa tiêu chảy…

Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”.

Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. Bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kì độc đáo của dân Việt ta.

Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

4. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết – Mẫu 2
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.

Mâm ngũ quả bao gồm năm loại trái cây mà theo quan niệm của phong thủy thuật số là năm yếu tố cấu thành nên càn khôn, vũ trụ, đó chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thường gọi là ngũ hành. Nhưng theo quan niệm dân gian thì ngũ quả cũng có nghĩa là ngũ cốc, năm loại cây có hạt được vua Thần Nông truyền dạy cho con người trồng trọt từ thuở khai thiên lập địa, đó là: Gạo, nếp, lùa mì, mè và đậu (tiếng Hán Việt cổ gọi là Đạo, thử, tắc, mạch, thục). Nhưng trên mâm ngũ quả thì không thấy năm loại cây có hạt này mà chúng ta thấy có năm loại trái cây mà người dân Việt hay chưng và gọi tên theo vần điệu, ám chỉ cho ước nguyện về một đời sống hưng thịnh là: Cầu, dừa, đủ, xoài, thơm. Cầu là trái mãng cầu hay quả na (gọi theo miền Bắc), vừa là trái dừa (mà người Nam đọc trại ra là vừa), đủ là trái đu đủ, xài là trái xoài, thơm là trái dứa. Ước nguyện thật nhỏ nhoi, khiêm nhường biết bao, như một lời cầu nguyện mong ông bà tổ tiên và trời đất chứng minh cho ước nguyện nhỏ nhoi đó là: “Cầu vừa đủ xài thơm”.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của một năm cộng với ước nguyện về một cuộc sống an nhàn, sung túc của người dân Việt trong ngày Tết dành dâng lên trời đất, ông bà chính là một nét văn hóa độc đáo mang tính nhân văn của dân tộc ta. Nó không chỉ biểu hiện cho tấm lòng thành kính tri ân của con cháu dành cho trời đất và ông bà tiên tổ mà nó còn thể hiện ý chí vươn lên vì một cuộc sống ấm no, giàu mạnh của con người trong mọi thời đại, dù ở thành thị hay thôn quê thì ai cũng đều mong cầu một đời sống như vậy.

Muốn có một mâm ngũ quả đẹp thì có thể chưng bao nhiêu loại trái cây cũng được, miễn là có nhiều màu sắc càng tốt, nói theo quan niệm phong thủy thì có đủ ngũ hành là năm yếu tố cấu thành nên trời đất, biểu tượng cho trời đất. Màu xanh của bưởi, dưa hấu, dừa, mãng cầu trộn lẫn với màu đỏ của mận, quýt, sung và xem lẫn màu vàng của xoài, đu đủ sẽ tạo nên nét đẹp sống động cho mâm trái cây chưng trên bàn thờ trong ba ngày Tết.

Thường thì nên có một nải chuối sứ hoặc chuối cao làm chân cho chắc, phía sau nên dựng một quả bưởi, dừa, dưa hấu hoặc thơm để làm điểm tựa rồi chèn những quả quýt, cam, mận, mãng cầu tây hoặc mãng cầu ta xung quanh cho chắc, sau đó cho các loại trái cây nhỏ lên trên. Chú ý chèn cho chắc để tạo sự đan kết vững vàng, không rời rạc cho mâm trái cây. Bên cạnh mâm ngũ quả cũng nên có những lễ vật khác như bánh chưng, bánh tét, trà, rượu, bánh, mứt, một bình hoa la dênh đỏ hoặc cúc vàng, đặc biệt không thể thiếu một cành mai vàng hay một nhánh đào đỏ là linh hồn của ngày Tết cổ truyền.

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết thêm sinh động, không khí trong nhà thêm ấm áp, đượm đầy sắc xuân. Nó mang triết lý cuộc sống, tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của người Việt ta. Đặc biệt mâm ngũ quả còn mang tính kế thừa và giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên ông bà cho các thế hệ mai sau được biết và học tập theo những việc làm mang tính nhân văn của thế hệ đi trước. Do đó, mâm ngũ quả chính là một yếu tố văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc và trong mỗi gia đình Việt Nam.

5. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết – Mẫu 3
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng. Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.

Vì sao người ta thường gọi đó là “mâm ngũ quả”? “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hoả, thổ. Ngoài ra, “ngũ quả ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kỳ ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.

Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất. Trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng sáng bóng. Tùy vào quan niệm cũng như tục lệ của từng địa phương mà người dân chọn những loại quả khác nhau để tạo nên mâm ngũ quả. Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài ,đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị “cầu vừa đủ sung túc”, thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt… Ngoài ra, cũng tùy sở thích và điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn. Tuy hình thức khác nhau song chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu cuộc sống yên lành, một năm làm việc thuận buồm xuôi gió, may mắn, thành công. Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm trung tâm, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về màu sắc và kiểu dáng, thường sẽ chọn mỗi loại một kiểu dáng, một màu sắc. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và phát triển, với tới những đỉnh cao mới của thành tựu và vinh quang.

Trước khi thực hiện bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm đẹp mắt và tinh tế. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng.

Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.

“Tết đến rồi nha

Có mâm ngũ quả

Bên bánh chưng xanh

Quả chuối, quả na

Quả xoài, quả mận

Thanh long, bưởi đậm

Nào quýt nào lê

Bé chọn năm quả

Xếp thành một mâm”

6. Giới thiệu về mâm ngũ quả ngày Tết
Xin chào các bạn! Bên ngoài kia đang tràn ngập không khí tết rồi nhỉ? Tết đến luôn mang lại cho mỗi người chúng ta cảm giác vui vẻ. Mọi người đều nô nức, hào hứng mua sắm tết, may quần áo mới, trang trí nhà cửa để đón một năm mới. Cả gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh chưng, làm đồ ăn ngày tết, thức cả đêm để đón giao thừa. Niềm vui lan sang cả cảnh vật, bao trùm khắp không gian. Các bạn có biết ngày tết còn thiếu gì không? Đó chính là mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình.

Mâm ngũ quả là một nét truyền thống văn hóa xưa, vô cùng tốt đẹp. Đúng như tên gọi, mỗi mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả (có gia đình có thể trưng bày nhiều hơn ). Tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người hay từng vùng miền mà lựa chọn loại quả phù hợp. Theo quan niệm ngũ hành mà người ta chọn lựa các quả như chuối xanh, bưởi, phật thủ, đào, hồng xiêm, quýt, đu đủ, trứng gà. Nải chuối sẽ được để ở dưới cùng tạo thành một vòng cung, ở giữa sẽ là quả bưởi chín vàng thơm hay quả phật thủ. Giữa khoảng cách của quả chuối, người ta gài vào đó những quả quýt, những loại quả còn lại sẽ được đặt cạnh quả bưởi hay phật thủ sao cho mâm đủ năm loại quả hoặc số lượng lẻ. Mâm ngũ quả cần được bài trí sao cho màu sắc của nó tươi đẹp, rực rỡ nhưng cũng không kém phần hài hòa tượng trưng cho sự hài hòa của ngũ hành, trời đất, cho một năm mới bình an và may mắn.

Ngày tết đến, trên bàn thờ tổ tiên, mâm ngũ quả cùng chiếc bánh chưng thơm ngon, những món ăn truyền thống hòa vào không khí rộn ràng của ngày tết, nhộn nhịp trong cái náo nhiệt của tràng pháo khai xuân, trang nghiêm trong khói nhang nghi ngút. Bày mâm ngủ quả đâu chỉ là để cho đẹp, đó là một nét đẹp mang ý nghĩa lớn lao mà ít ai biết được. Nó là lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến với mọi nhà. Mỗi loại quả là tượng trưng cho những điều tốt đẹp. Nải chuối xanh tượng trưng cho cả gia đình sum vầy, quây quần bên nhau, được chở che. Phật thủ có nghĩa là bàn tay của Phật sẽ bảo vệ gia đình trước những giông bão xảy ra. Bưởi tượng trưng cho ước muốn an khang, ấm no. Cam, quýt chính là sự thành đạt trong cuộc sống. Đào thể hiện sự tăng tiến. Táo là phú quý, giàu sang; sung là sự sung mãn, sức khỏe và tiền bạc. Đu đủ tượng trương cho sự đủ đầy, thịnh vượng… Mỗi loại quả đều mang một ý nghĩa riêng. Ngay cả việc chọn lựa số quả trong mâm là số lẻ cũng chính là ước mong cho cơ hội phát triển, nảy nở. Một mâm ngũ quả trên bàn thờ mỗi ngày tết cung mang một ý nghĩa tối đẹp đến với mỗi gia đình phải không các bạn!

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng không biết rõ được ý nghĩa lớn lao của mâm ngũ quả ngày tết. Thế nhưng những nét đẹp truyền thống như bày mâm ngũ quả mỗi dịp tết đến đang dần mai một theo thời gian. Hãy cố gắng gìn giữ nét truyền thống của dân tộc bạn nhé!

Thuyết minh về một loại hoa, quả – mẫu 1
Quả phật thủ rất được mọi người ưa chuộng dùng để thờ cúng hoặc sắp vào mâm ngũ quà vì loại quả này trong đời sống tâm linh mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Cây phật thủ được trồng ở vùng có khí hậu ấm, nhất là khu vực miền Nam nước ta. Phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, quanh năm xanh tốt. Quả phật thủ cho ra hoa kết quả quanh năm nhưng quả chín vào mua thu hoặc mùa đông sẽ được giá tốt hơn vì chín vào mùa thu đúng dịp Tết Trung Thu loại quả này thường được bày cùng trong mâm ngũ quả còn chín vào mùa đông đúng dịp lễ Tết loại quả này thường sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm trên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa mang đến bình an, phước lành, tài vận lẫn sức khỏe cho gia chủ.

Nhìn bề ngoài, quả phật thủ căng, mọng. Quả chia nhánh có hình dáng như nhiều ngón tay chụm lại một cách kỳ lạ, vỏ ngoài nổi lên các núm vú sần sùi trông giống “Phật thủ”(ngón tay của Phật),vì sự kỳ lạ ấy mà mỗi một quả phật thủ lại mang một dáng vẻ khác nhau, không quả nào trông giống quả nào.

Lá cây phật thủ mọc so le, mép lá có răng cưa nhỏ nhìn hơi giống lá của cây mít. Cây cho ra hoa thành từng chùm, bông hoa có 5 cánh màu trắng giống hoa của cây cam hoặc bưởi. Điều này cũng dễ lí giải vì cây phật thủ thuộc chi cam chanh.

Quả phật thủ khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả sang màu vàng tươi bắt mắt. Quả mang theo mùi hương dịu nhẹ mà theo quan niệm xưa hương thơm này để lưu giữ thần, Phật chính vì điều đó mà loại quả này rất được mọi người ưa chuộng .

Bên trong quả phật thủ không có nước, ruột xốp đặc không có múi và hạt nên loại quả này không thể ăn được trực tiếp. Tuy nhiên, người ta đã nghĩ ra cách đem sấy hoặc phơi khô để tạo ra các vị thuốc dân gian chữa ho, đờm,… hoặc trực tiếp dùng phật thủ ngâm với rượu, nấu cháo hoặc làm mứt, chè. Sau khi được xơ chế quả phật thủ còn có thể dùng làm nguyên liệu cho các món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn như: gà hấp lá sen cùng nấm và phật thủ mang hương vị đậm đà hay một chén trà phật thủ thơm, mát,…

Tuy không thể ăn trực tiếp nhưng quả phật thủ mang ý nghĩa may mắn, hoặc có thể sơ chế làm thuốc, thức ăn rất được người dân Việt Nam chúng ta ưa chuộng. Vào những ngày lễ tết, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt không thể thiếu loại quả có hình dáng đặc biệt này.

Thuyết minh về một loại hoa, quả – mẫu 2
Mỗi chúng ta khi trưởng thành đều mang theo bên mình hành trang từ quê hương thân yêu. Đó là gia đình, là những kỉ niệm ấu thơ, là những hình ảnh in sâu trong tâm trí. Và còn là hương vị của quê hương, hương vị thuộc về loại quả đặc trưng quê mình. Loại quả đặc trưng của quê hương tôi là quả vải.

Dù không phải những địa danh nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Hưng Yên, Lục Ngạn (Bắc Giang) nhưng quả vải ở quê hương tôi lại khiến mỗi người con xa quê luôn da diết nhớ về.

Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền nam đất nước Trung Quốc. Quả vải xuất hiện ở Việt Nam vào khoàng thế kỉ thứ 8 tại Hồng Châu (Hải Dương). Sau này Hải Dương đã trở thành xứ sở của quả vải. Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam cũng là vải thiều Thanh Hà – Hải Dương. Tuy nhiên, vải được trồng nhiều nhất say này lại ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Có một giống vải khác chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là “vải tu hú” nguyên nhân có lẽ là do trùng thời gian chim tu hú di cư về.

Quả vải có nhiều loại khác nhau nhưng nổi tiếng nhất là vải Thiều. Quả vải mọc ra từ những cành của cây thân gỗ cao hàng chục mét, gốc cây to, màu nâu, da sần sùi. Thân cây vải to khoảng một vòng tay ôm. Lá cây gần như hình thoi, màu xanh đậm. Hoa ra từng chùm màu trắng, cơn mưa xuân qua đi hoa vải đã bắt đầu kết trái. Từ mỗi chùm hoa trắng mọc ra những chùm quả be bé. Quả vải hình cầu hoặc hình trứng, vỏ sần sùi như có gai trên bề mặt, sờ tay vào có cảm giác thô ráp. Ban đầu, quả vải màu xanh non, lớn hơn màu xanh sẫm. Rồi một ngày tháng 6, tháng 7, tu hú kêu tha thiết bồi hồi trên đồng quê, quả vải rủ nhau cùng chín rộ. Khi vải chín, những cái gai đỡ nhọn hơn, và màu cũng đỏ sậm hơn. Lúc ấy, nhìn từ xa, cây vải như một mâm xôi gấc đầy. Bóc lớp vỏ ra, bên trong quả vải là lớp cùi màu trắng đục, mọng nước bao bọc lấy hạt vải nhỏ màu đen hoặc ánh nâu. Hương vị quả vải ngọt lijmhoajwc cũng có loại ngọt ngọt, chua chua, mùi thơm rất quyến rũ.

Để có được những quả vải ngọt thơm, mát lành, người ta phải bỏ công chăm sóc, vun trồng rất vất vả. Cây vải trồng xuống đất khoảng hơn một năm trở nên mới ra quả. Lúc đầu sẽ ít và không đều, cây vải trên 10 tuổi ra quả đều hơn. Quả vải không ưa thời tiết nóng ẩm nên khi hái về phải bảo quản hoặc dùng luôn, chế biến thành dạng có thể giữ lâu.

Quả vải có vai trò và giá trị rất lớn. Quả vải là một trong những loại hoa quả của nước ta được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài và được bạn bè quốc tế yêu thích. Đó là nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình ở Hải Dương, Bắc Giang. Trong quả vải chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin có lới cho sức khỏe con người. Quả vải cũng được dùng chữa các bệnh đau răng, đau bụng. Mỗi mùa hè, trong tiết trời nóng nực, những thịt quả vải mát lạnh, ngọt lịm chính là thứ nước giải khát ngon nhất. Không những thế, ngày nay người ta còn chế biến vải để làm kẹo, làm kem, hay sấy khô làm vải hộp vừa ngon lại có giá trị kinh tế cao. Đó là món quà mà rất nhiều người lựa chọn để gửi tặng người thân, bạn bè. Thời xa xưa, vải là loại quả quý được đem tiến vua. Quả vải đi vào trong cả thi ca như tác phẩm “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, tượng trung cho hương vị của dân tộc Việt.

Quả vải chỉ là một trong số rất nhiều loại quả của quê hương Việt Nam. Nhưng nó mang một hương vị riêng, đó là hương vị thân thương của quê nhà – nơi tôi sinh ra và lớn lên. Mai sau, khi xa quê, hương vải chín mỗi mùa tu hú gọi bầy có lẽ chính là hương vị tôi lưu luyến nhất.

Thuyết minh về một loại hoa, quả – mẫu 3
Dưa hấu, không gì sánh kịp với hương vị tuyệt vời của loại trái cây này trong những ngày nắng nóng của mùa hè. Quả dưa hấu không chỉ là nguồn nước giải khát lý tưởng mà còn là một bảo vệ tuyệt vời cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

Truyền thuyết về Mai An Tiêm, người với đôi bàn tay phù hợp đã tạo ra những quả dưa hấu ngon lành, là một câu chuyện đã trở thành huyền thoại trong thế giới cây trồng. Nhưng ngày nay, dưa hấu đã trở thành một phần không thể thiếu của mùa hè, là lựa chọn hàng đầu để giải quyết khát khao cho mọi gia đình.

Khác biệt giữa vỏ ngoài xanh mát, có đôi khi là những sọc trắng đen tinh tế và bên trong màu đỏ tươi, với những hạt dưa đen bí ẩn, tạo nên một hình ảnh tuyệt vời của quả dưa hấu. Trọng lượng của chúng dao động từ 2-3 kg, và những quả dưa hấu ngon nhất là những quả cảm giác chắc chắn trong bàn tay, với vỏ láng căng, phát ra âm thanh trong trẻo khi gõ nhẹ.

Mùa hè là khoảnh khắc chờ đợi để thu hoạch những trái dưa hấu tuyệt vời từ những cánh đồng. Chúng được chuyển đi khắp nơi để mang lại niềm vui và sự hài lòng cho những người yêu thích hương vị ngọt lịm và tươi mát. Gia đình của chúng tôi thường xuyên đưa về những quả dưa hấu đầy nước để thưởng thức, không chỉ làm món ăn tráng miệng mà còn biến chúng thành những ly sinh tố ngon lành, thêm phần phong phú và dinh dưỡng cho chế độ ăn uống trong mùa hè.

Dưa hấu không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây chính là loại trái cây mà tôi thực sự say mê, không chỉ vì hương vị tuyệt vời mà còn vì những đóng góp to lớn của nó vào sức khỏe trong những ngày nắng oi bức của mùa hè.

Thuyết minh về một loại hoa, quả – mẫu 4
Cây ăn quả là một trong những nguồn thu nhập rất lớn trong nền nông nghiệp nước ta. Nhắc tới cây ăn quả, một trong số những loại cây mà được ưa chuộng là cây xoài. Chúng ta cùng tìm hiểu về loài cây này nhé.

Cây xoài là một giống cây có từ rất lâu rồi. Xoài có nguồn gốc từ các nước vùng Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan… Dần dần được phổ biến ra các nước trên toàn vùng khí hậu nhiệt đới. Và đến Việt Nam, xoài rất được ưa chuộng, lai tạo ra rất nhiều loại giống khác nhau, mang hương vị, đặc điểm riêng. Xoài có rất nhiều loại, xoài Bắc Úc, xoài Thái Lan, xoài tím lại Đài Loan… Trong nước ta, xoài cũng được chia làm rất nhiều loại: xoài cát Chu, xoài cát Hòa Lộc, xoài tứ quý, xoài Thanh Ca, xoài Tượng, xoài Xiêm… Mỗi loại đôi khi còn có nhiều tên gọi khác nhau theo từng địa phương. Nhưng nhìn chung chúng đều là cây ăn quả, thuộc chi Xoài, có đặc tính, quá trình sinh trưởng và phát triển khá giống nhau.

Rễ của xoài là loại rễ cọc, có một cái rễ chính và hàng trăm chiếc rễ nhánh khác nữa. Rễ chính thường to bằng cổ tay người lớn, dài khoảng 50cm đến 1 mét. Rễ chính có màu trắng ngà, nhọn, cắm sâu vào lòng đất giữ cho cây đứng vững trước giông gió. Từ rễ chính tỏa ra các rễ con nhỏ hơn, chúng nhỏ nhưng lại có thể dài tới 2 mét, len lỏi trong từng thớ đất, chắt chiu chất dinh dưỡng để nuôi cây. Ngày qua tháng lại, những chiếc rễ nhỏ bé ấy vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây. Nếu không có chúng, cây xoài không thể lớn lên, cho ra các trái ngọt được. Thân của cây to, hình trụ tròn và là loại thân gỗ. Phía sát đất thường được gọi là gốc cây, mang màu xanh của rêu, cây càng già vùng gốc mang màu xanh của rêu càng nhiều. Phía trên là thân cây, có thể cao từ mười đến hai mươi mét. Vỏ của thân cây là lớp vỏ hơi sần sùi màu bàng bạc. Ẩn sau lớp vỏ ấy là những thớ thân cây màu xanh tràn trề nhựa sống, chất dinh dưỡng mà rễ cây hút được phải nhờ có thân cây và các mạch trong thân cây mới chuyển được đến lá. Lên gần đến ngọn, từ thân cây bắt đầu tủa ra các cành cây to khỏe. Tán cây xoài rộng, cành cây không khẳng khiu mà rất to, chắc. Chúng thường to bằng bắp tay người lớn, có màu của thân cây nhưng nhạt hơn. Từ các cành cây ấy lại trổ ra các nhánh nhỏ hơn mang theo các tán lá cây xanh mơn mởn. Lá của cây xoài lá loại lá đơn, mọc so le nhau. Lá khi trưởng thành có màu xanh thẫm, mặt trên trơn láng, mặt dưới hơi ram ráp bởi các đường gân màu tim tím và có màu nhạt hơn. Lá cây xoài có mùi thơm giống như mùi hương của quả xoài vậy. Khi lá còn non, chúng con màu xanh nõn óng ánh trong nắng. Khi lá già, sắc tố xanh biến mất, thay vào đó là màu vàng cam, mỗi khi thu đến, cây xoài cứ như một nàng thơ mộng mơ, khoác trên mình tấm áo lụa thướt tha. Mùa đông, lá đã rụng hết, chỉ còn trơ ra các cành cây nhưng nhìn cây vẫn không khẳng khiu như các loài cây khác. Hoa của xoài thường nở vào thời gian cuối xuân, chúng nở thành chùm và có màu hơi vàng, cuống hoa màu tim tím. Mỗi một làn gió thoảng qua, đưa hương hoa bay đi, mời gọi ong bướm đến cần mẫn thụ phấn cho hoa. Trong giai đoạn này nếu mưa nhiều, cây sẽ không thể đậu nhiều quả, đây cũng là lúc mà người trồng cần quan sát cẩn thận nhất nếu muốn có một mùa bội thu. Khi quả xoài nhú ra, nó nhỏ li ti màu xanh thẫm. Sau vài tuần, quả đã to lên trông thấy, lớp vỏ cũng nhạt hơn và căng hơn. Khi chín, quả có màu vàng óng, lớp vỏ căng bóng. Từng chùm xoài sẽ rủ xuống trông rất đẹp mắt.

Xoài có rất nhiều giá trị, không chỉ là nguồn thu nhập đáng kể mà còn là là loại trái cây bổ dưỡng. Các vitamin trong quả xoài giúp làn đẹp da, sáng mắt, bổ sung đường huyết… Rất tốt đối với người làm việc nhiều, suy giảm thần kinh. Xoài còn giúp bổ sung sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, chống viêm, chống ung thư… Xoài rất tốt cho sức khỏe của con người. Cây xoài còn cho ta bóng mát trong những ngày hè nóng nực, là nơi tuổi thơ gắn bó những chiều rủ bạn chơi trốn tìm, bắt ve, chơi bi… Lá xoài có thể chữa viêm ngứa, nấu để tắm hoặc xông. Vỏ thân cây xoài còn có vitamin, giúp chữa ho hiệu quả….

Cây xoài không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn mang lại giá trị tinh thần, mang lại sức khỏe cho con người. Trong tương lai, khi khoa học phát triển, cây xoài sẽ ngày càng có nhiều lợi ích hơn.

Thuyết minh về một loại hoa, quả – mẫu 5
Hoa Ly là một loài hoa rất được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi mùi hương và những ý nghĩa mà chúng mang lại. Nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ về loài hoa này về ý nghĩa và lịch sử phát triển lâu dài của chúng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hoa Ly nhé! Vậy hoa Ly có nguồn gốc từ đâu?

Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất từ hàng trăm năm trước. Trong tài liệu cổ “Thần nông bản thảo” thì củ Lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm, thanh nhiệt. Vì vậy, từ lâu củ Lily ngoài tác dụng làm giống còn được dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh… Ban đầu, hoa Ly được trồng để lấy củ ăn, bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc), nhưng vẻ đẹp và mùi hương quyến rũ của chúng đã được khẳng định qua những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Lily thời nhà Đường, nhà Tống qua các nhà thơ nổi tiếng. Vì thế, hoa Ly không chỉ được mọi người ưa chuộng về củ của chúng mà người ta còn thích thưởng thức vẻ đẹp của Lily.

Mặt khác, quá trình phát triển của hoa Ly cũng hết sức lâu dài. Cuối thế kỉ 16, các nhà thực vật học Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống Lily. Đầu thế kỉ 17 Lily được mang từ châu Âu đến châu Mỹ. Tiếp đến, sang thế kỉ 18 các giống Lily của Trung Quốc được mang sang châu Âu, do vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn nên cây Lily đã nhanh chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của châu Âu, châu Mỹ. Đây là bước đầu cho thời kì hoa Ly được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng trên toàn Thế Giới.

Vào cuối thế kỉ 19, bệnh Virut ở Lily lây lan mạnh, tưởng chừng cây Lily sẽ bị huỷ diệt. Đến đầu thế kỉ 20, khi người ta phát hiện ra giống Lily thơm ở Trung Quốc (L. regane) có khả năng chống chịu tốt với bệnh virut, giống này được nhập vào châu Âu và chúng đã được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra rất nhiều giống có tính thích ứng rộng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cây Lily lại được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới.

Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới. Một một hoa Ly trưởng thành có bảy bộ phận chính là rễ, thân, lá, hoa, củ, quả và hạt. Về phần rễ, hoa Ly có hai loại: rễ củ để hút nước và chất dinh dưỡng cho củ và rễ thân để nâng đỡ, hút nước và chất dinh dưỡng cho cây sinh sống. Củ của hoa ly nằm dưới mặt đất, nhiều lớp vải bên ngoài củ bọc lại thành lớp thân vảy. Ở thân chính của cây, thân trên mặt đất mang lá và hoa, phần dưới mặt đất mang rễ thân và củ con. Chiều cao thân chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt.

Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Về phần lá, hoa ly có nhiều hình dạng lá khác nhau như hình mũi mác, hình oval, hình elip, hình trứng hoặc thuôn dài hoặc tròn dài… lá không có cuống hoặc cuống ngắn tùy thuộc vào từng giống, nhóm giống. Phần hoa, phần quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp quyến rũ của chúng có màu sắc đa dạng, phong phú, có loại có hương thơm, loại không có hương thơm.

Hoa của hoa ly cũng có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là 3 dạng chính: Hoa hướng trên, hoa quay ngang và hoa rủ xuống. Hoa có 6 nhị dài, một nhụy chia làm 3 thuỳ, bầu hoa hình trụ. Quả ly có chiều dài từ 5 – 7m, bên trong có 3 ngăn, mỗi quả có vài trăm hạt. Khi chín, quả tự nứt ra thành 3 khía dọc theo quả và phóng thích hạt ra ngoài. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc 3 góc, bên trong hạt có chứa phôi. Khi gieo sẽ nảy mầm thành cây mới. Tất cả những thành phần này đã góp phần tạo nên một cây hoa Ly tuyệt đẹp, làm cho bất cứ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.

Hoa Ly phát triển mạnh mẽ trên đất thoát nước tốt, đất ẩm có axit nhẹ như đất hữu cơ làm từ mùn, đất tự nhiên. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển ban ngày là 20 – 25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Ngoài ra, các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25 – 28 độ C, ban đêm 18 – 20 độ C. Dưới 18 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Lily ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, từ 12 – 15 nghìn lux. Vào mùa hè, nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông thì 70% ánh sáng.

Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85%, vào thời kì đầu nên tưới nhiều nước, đến thời kì ra hoa cần giảm lại. Khi trồng cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất. Khi chăm cây,cần tưới ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cần sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phần còn bám trên lá.

Bông hoa ly vừa có hương thơm, vừa có vẻ đẹp quyến rũ , có thể tận dụng trong trang trí, làm quà tặng lại có lịch sử lâu đời. Vì vậy, chúng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung và toàn Thế Giới nói riêng bởi những câu chuyện, những biểu tượng đằng sau những bông hoa Ly.

Xem thêm: Top 10 bài phát biểu nhận nhiệm vụ trưởng phòng trịnh trọng nhất 2024

3. Các quà tặng ngày 20/10

Xem thêm: Gợi ý 9 mẫu bài thuyết trình cắm hoa 20/10 hay nhất 2024

Vậy là quý khách đã nắm được các bài thuyết trình về trái cây ngày 20/10 rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Dung Thủy.