Trong buổi lễ quan trọng của con trai thì việc tìm hiểu các bài phát biểu xin dâu của mẹ chồng ấn tượng sâu sắc 2024 sẽ rất cần thiết.
1. Công việc chuẩn bị cho buổi xin dâu
Lễ xin dâu là một nghi lễ nhỏ trước khi rước dâu theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Nguồn gốc của nghi lễ này có từ thời xa xưa của ông bà chúng ta, thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái khi xin phép được rước con gái của nhà gái về làm con dâu.
Lịch sử và nguồn gốc của lễ xin dâu không rõ ràng, nhưng có thể hiểu là một cách để đề phòng mọi sự bất trắc, tin thất thiệt trong quá trình cưới hỏi. Ngoài ra, lễ xin dâu còn biểu hiện cho sự chấp nhận chính thức việc cho cô dâu mới về nhà chồng.
Theo đó, gia đình nhà trai sẽ cử một số người (thường là mẹ, cô, dì của chú rể) mang lễ vật đến nhà gái để thông báo thời gian đoàn rước dâu sẽ tới. Nhà gái sau khi nhận lễ vật sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên như một lời xin phép gia tiên về việc cưới hỏi của con gái mình. Sau đó, nhà trai xin phép ra về để chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu.
Lễ xin dâu là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cưới hỏi truyền thống. Các phần chính trong lễ xin dâu là:
Tráp xin dâu: Đây là lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái trước khi rước dâu, thể hiện sự sẵn sàng cho nghi lễ đón dâu sắp tới. Tráp xin dâu được bày trí trong một chiếc tráp nhỏ có màu đỏ, bên trong chứa đựng những lễ phẩm cần thiết như sau:
9 quả cau đại diện cho sự mạnh mẽ, ổn định và may mắn trong hôn nhân.
9 lá trầu biểu tượng cho sự hòa hợp, trung thành và tình yêu bền vững giữa đôi lứa.
9 tờ tiền có mệnh giá khác nhau thể hiện sự phồn thịnh, tài lộc và sung túc của gia đình mới.
1 chai rượu được đặt trong tráp xin dâu, mang đến hình ảnh ấm cúng, hạnh phúc và niềm vui cho cuộc sống hôn nhân.
Bánh theo cặp như bánh cốm và bánh phu thê hoặc bánh chưng và bánh dày, đại diện cho sự đồng thuận và đầy đủ, hướng đến cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn của đôi vợ chồng.
Một số lễ vật khác tùy theo từng vùng miền, từng gia đình như chè, thuốc lá, hoa quả…
Người bê tráp xin dâu: Đây là những người đại diện cho nhà trai, mang theo tráp lễ vật đến nhà gái để xin phép rước cô dâu về nhà chồng.
Người đảm nhiệm trách nhiệm bê tráp xin dâu thường là những cá nhân lớn tuổi, uy tín và tình cảm đối với cả hai gia đình. Chức vụ này có thể thuộc về bố mẹ của chú rể, ông bà, cô chú, bác hoặc những người thân khác trong gia đình. Những người bê tráp xin dâu cần phải chú ý đến phong cách ăn mặc lịch sự, thể hiện sự nghiêm túc và thái độ tôn trọng và khiêm nhường khi tương tác với gia đình nhà gái. Họ cũng cần nắm vững các nghi lễ và lễ vật trong lễ xin dâu, đảm bảo mọi sự diễn ra suôn sẻ và chính xác.
Thủ tục xin dâu trong ngày cưới
Thủ tục lễ xin dâu gồm có những bước sau:
Chuẩn bị trước ngày cưới: Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật là một tráp nhỏ màu đỏ, gồm có 9 quả cau, 9 lá trầu, 9 tờ tiền cùng mệnh giá, 1 chai rượu và bánh theo cặp (có thể là bánh cốm và bánh phu thê, hoặc bánh chưng và bánh dày).
lễ xin dâu cần những gì
Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ
Nhà trai cũng cần chọn ngày giờ đẹp và thông báo trước cho nhà gái về thời gian đoàn rước dâu sẽ tới. Nhà trai cũng cần cử một số người lớn tuổi, có uy tín và tình cảm với cả hai bên gia đình để làm người bê tráp xin dâu. Nhà gái cần chuẩn bị một số người đỡ tráp và tiếp đón nhà trai. Nhà gái cũng cần dọn dẹp nhà cửa, bày trí bàn thờ và chuẩn bị cô dâu ra mắt nhà trai.
Bước tổ chức trong ngày cưới: Nhà trai sẽ mang tráp lễ vật đến nhà gái vào buổi sáng hoặc chiều, tùy theo thời gian đã thống nhất trước đó. Nhà trai sẽ gõ cửa và xin phép vào nhà. Nhà gái sẽ đón tiếp nhà trai và mời họ vào phòng khách.
Nhà trai sẽ trao tráp lễ vật cho nhà gái và nói lời xin phép được rước cô dâu về nhà chồng. Nhà gái sẽ nhận tráp lễ vật và dâng lên bàn thờ gia tiên như một lời xin phép gia tiên về việc cưới hỏi của con gái mình.
Sau đó, nhà gái sẽ trả lời nhà trai và đồng ý cho cô dâu về nhà chồng. Nhà gái cũng sẽ trao một số lễ vật khác cho nhà trai, như bánh, trái cây, quà tặng… Nhà trai sẽ cảm ơn nhà gái và cáo lui ra về để chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu.
lễ xin dâu cần những gì
Nhà gái sau khi nhận sẽ gửi lại 1 số lễ vật như lời cảm ơn
Lễ xin dâu và lễ ăn hỏi là hai nghi lễ khác nhau trong thủ tục cưới hỏi của người Việt Nam. Lễ ăn hỏi là nghi lễ mà gia đình của chú rể mang theo đồ lễ, gọi là tráp ăn hỏi, sang nhà của gia đình cô dâu để bàn bạc và chính thức xin phép, đánh dấu bước quan trọng trong quá trình kết duyên giữa đôi uyên ương.
Lễ xin dâu là nghi lễ mà nhà trai mang đồ lễ là tráp xin dâu sang gia đình nhà cô dâu để xin phép được rước cô dâu về nhà chồng. Thông thường, lễ ăn hỏi và lễ xin dâu sẽ được tổ chức vào hai ngày riêng biệt để cả hai gia đình có đủ thời gian chuẩn bị đồ lễ và thực hiện các nghi lễ, giúp mọi thứ được tổ chức một cách tươm tất hơn để chào đón sự kiện quan trọng sắp tới. Tuy nhiên, đối với những cặp đôi gia đình ở xa nhau thì thường hai lễ ăn hỏi và xin dâu sẽ được làm cùng một ngày.
Xem thêm: 8 Mẫu bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Đại hội người cao tuổi ngắn gọn 2024
2. 99+ bài phát biểu xin dâu của mẹ chồng ấn tượng sâu sắc 2024
Mẫu 1:
Kính thưa quan viên hai họ, thưa toàn thể quý vị khách quý,
Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt và ý nghĩa đối với gia đình chúng tôi, ngày mà chúng tôi đón nhận thêm một thành viên mới – cô dâu yêu quý.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình thông gia đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con gái trở thành một người con gái hiền lành, nết na, và biết chăm lo cho gia đình. Chính nhờ sự giáo dục tận tình của gia đình, con gái của quý vị đã trở thành một người con dâu mà chúng tôi luôn mong ước.
Tôi luôn tin rằng, hạnh phúc của các con chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng tôi. Từ nay, con gái của quý vị sẽ là con gái của chúng tôi, và chúng tôi sẽ luôn yêu thương, bảo vệ và chăm sóc cháu như con ruột của mình. Tôi hy vọng rằng, con sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc khi trở thành một phần của gia đình chúng tôi.
Lời Kết
Cuối cùng, tôi xin chúc các con luôn sống hạnh phúc, biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Dù cuộc sống có khó khăn thế nào, tôi mong các con luôn nắm tay nhau vượt qua. Chúng tôi luôn ở đây, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng các con.
Xin chân thành cảm ơn sự hiện diện của quý vị trong ngày vui trọng đại này. Xin kính chúc quý vị sức khỏe dồi dào và luôn hạnh phúc.
Mẫu 2:
Kính thưa tất cả mọi người có mặt trong hôn trường ngày hôm nay!
Lời đầu tiên, cho phép tôi được đại diện gia đình đàng trai kính chúc quan viên 2 họ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui trong bữa tiệc rượu mừng của hai cháu A và B. Thay mặt gia đình, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành chút thời gian quý báu để đến chung vui cùng gia đình chúng tôi.
Tôi tên C, là (cô, chú, bác…) của chú rể, rất vui và vinh dự khi được đại diện họ nhà trai nói lên đôi lời phát biểu tại lễ đón dâu này.
Lời phát biểu tại lễ đón dâu bên phía nhà trai / Nguồn ảnh: Internet
Trải qua quá trình tìm hiểu và yêu thương nhau, hôm nay được sự đồng ý của gia đình và địa phương, hai cháu A và B đã chính thức kết thành phu thê trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ.
Nay, nhà trai chúng tôi xin phép được dâng lên gia tiên họ nhà gái cơi trầu và đón cháu A về làm dâu, làm cháu của chúng tôi.
Qua buổi lễ này, gia đình chúng tôi kính mong gia đình nhà gái chấp nhận cháu B làm con rể, cháu rể của mình. Kính mong gia đình sẽ nhận lời và nhận cơi trầu của gia đình chúng tôi.”
Lúc này, nhà gái sẽ nhận cơi trầu và nhà trai sẽ phát biểu xin dâu như sau:
“Thưa quan viên 2 họ, kính thưa đông đủ khách mời có mặt hôm nay!
Bên đàng trai chúng tôi rất lấy làm hạnh phúc khi được gia đình nhà gái đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Chúng tôi xin cảm ơn những tình cảm ấm nồng này và mong rằng, từ nay về sau, tình cảm của 2 gia đình sẽ ngày càng tốt đẹp, bền chặt hơn.
Đến nay, giờ lành đã điểm, chúng tôi xin phép gia đình và quan viên 2 họ được đón cháu A về để tiến hành lễ thành hôn cho 2 cháu. Trân trọng kính mời tất cả mọi người cùng về gia đình chúng tôi để tổ chức cho 2 cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Mẫu 3:
Kính thưa các cụ, các ông các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình và hai cháu
Trải qua qua một thời gian tìm hiểu, quen biết, yêu nhau cùng sự giúp đỡ của hai bên gia đình cũng như sự công nhận của chính quyền địa phương. Cho đến nay hai cháu…( tên cô dâu, chú rể) đã chính thức nên vợ thành chồng và hôm nay đây ngày đẹp tháng tốt hai họ hai gia đình chính thức tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.
Được sự ủy quyền của các cụ, các ông các bà cũng như gia đình họ nhà trai, lời đầu tiên thay mặt cho phái đoàn họ nhà trai tôi xin chân thành cảm ơn sự đón tiếp rất chân tình lồng hậu của các cụ, các ông, các bà cũng như bạn bè nam nữ thanh niên gia đình họ nhà gái đối với chúng tôi.
Và kính thưa toàn thể hội hôn ngày đẹp thì cũng có giờ tốt bây giờ cũng đã là giờ tốt trong ngày thay mặt cho phái đoàn nhà trai chúng tôi xin được xin phép gia đình họ nhà gái cũng như các cụ các ông các bà xin phép được đón cháu…(tên cô dâu) về nhà trai chúng tôi tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.
Xin kính mời các cụ, các ông, các bà, cô dì chú bác cùng toàn thể bạn bè nam nữ thanh niên của hai gia đình hai cháu ..(tên cô dâu, chú rể) ít nữa sẽ trở về phòng trà gia đình họ nhà trai chúng tôi chính thức tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu có mặt trong ngày vui hạnh phúc của hai cháu ngày hôm nay và xin kính chúc sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn!
Mẫu 4:
Kính thưa các cụ, các ông các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình và hai cháu
Trải qua qua một thời gian tìm hiểu, quen biết, yêu nhau cùng sự giúp đỡ của hai bên gia đình cũng như sự công nhận của chính quyền địa phương. Cho đến nay hai cháu…( tên cô dâu, chú rể) đã chính thức nên vợ thành chồng và hôm nay đây ngày đẹp tháng tốt hai họ hai gia đình chính thức tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.
Được sự ủy quyền của các cụ, các ông các bà cũng như gia đình họ nhà trai, lời đầu tiên thay mặt cho phái đoàn họ nhà trai tôi xin chân thành cảm ơn sự đón tiếp rất chân tình lồng hậu của các cụ, các ông, các bà cũng như bạn bè nam nữ thanh niên gia đình họ nhà gái đối với chúng tôi.
Và kính thưa toàn thể hội hôn ngày đẹp thì cũng có giờ tốt bây giờ cũng đã là giờ tốt trong ngày thay mặt cho phái đoàn nhà trai chúng tôi xin được xin phép gia đình họ nhà gái cũng như các cụ các ông các bà xin phép được đón cháu…( tên cô dâu) về nhà trai chúng tôi tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.
Xin kính mời các cụ, các ông, các bà, cô dì chú bác cùng toàn thể bạn bè nam nữ thanh niên của hai gia đình hai cháu ..( tên cô dâu, chú rể) ít nữa sẽ trở về phòng trà gia đình họ nhà trai chúng tôi chính thức tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu có mặt trong ngày vui hạnh phúc của hai cháu ngày hôm nay và xin kính chúc sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn!
Mẫu 5:
“Kính thưa các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu. Tôi xin đại diện cho họ nhà trai kính chúc sức khỏe các cụ ông cụ bà anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt đông đủ tại hội trường ngày hôm nay để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu (tên của cô dâu – chú rể).
Tôi xin được tự giới thiệu tôi là (họ tên người phát biểu), là (quan hệ với chú rể). Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên nhà gái và xin phép được đón cháu (tên cô dâu) về làm dâu trong nhà tôi, về làm cháu trong họ … chúng tôi.
Đồng thời gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông (họ tên bố cô dâu) và bà (họ tên mẹ cô dâu) cho cháu (họ yên chú rể) được làm con, làm cháu trong gia đình ông bà. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi”.
Sau khi nhà gái phát biểu thì họ nhà trai tiếp tục phát biểu với nội dung:
“Kính thưa các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu.
Giờ tốt đã đến, tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái đối với đoàn đại biểu nhà trai chúng tôi. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn.
Sau đây xin phép các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại và các bạn của hai cháu, họ nhà trai chúng tôi được đưa cháu (tên cô dâu) về gia đình nhà trai, để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu.
Kính mời quan viên 2 họ cùng bạn bè của hai cháu về dự tổ chức với họ nhà trai chúng tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn.”
Mẫu 6:
Tôi xin được tự giới thiệu tôi là… (tên người phát biểu), là cha/bác/chú… của cháu…(tên chú rể). Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái và xin phép được đón cháu…(tên cô dâu) về làm dâu trong nhà. Đồng thời, gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông… (tên bố cô dâu) và bà…(tên mẹ cô dâu) cho cháu…(tên chú rể) được làm con, làm cháu trong gia đình ông bà. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi.
Kính thưa các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu. Giờ tốt đã đến, tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn. Sau đây, xin phép các cụ, các ông, các bà, anh em nội ngoại hai bên, họ nhà trai chúng tôi được đưa cháu… (tên cô dâu) về gia đình ông… (tên bố chú rể) và bà…(tên mẹ chú rể) để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Kính mời các cụ ông, cụ bà cùng bạn bè của hai cháu về dự lễ tổ chức với họ nhà trai chúng tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn”.
Xem thêm: 5 Mẫu bài phát biểu chỉ đạo bầu cử trưởng thôn (tổ dân phố) sâu sắc nhất 2024
3. Các đồ đạc nên tặng cho cô dâu chú rể
Xem thêm: 20+ Mẫu bài phát biểu nhận chức trưởng thôn (tổ dân phố) mới nhất 2024
Vậy là quý khách đã nắm được các bài phát biểu xin dâu của mẹ chồng rồi. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Dung Thủy.