[2025] Viết trân trọng hay chân trọng mới chuẩn Vua Tiếng Việt?

Viết trân trọng hay chân trọng

Trân trọng và chân trọng là cặp từ rất thường dùng trong các văn bản, email nhưng rất nhiều người nhầm lẫn. Hãy cùng Dung Thủy tìm hiểu Viết trân trọng hay chân trọng mới chuẩn Vua Tiếng Việt trong bài viết dưới đây nhé!

Viết trân trọng hay chân trọng

1. Tại sao nên gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt?

Trong nhịp sống sôi động của kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế, dường như còn có một cuộc cạnh tranh khác cũng không kém phần gay gắt. Đó là cuộc cạnh tranh giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, bên cạnh tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, các tiếng khác như: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn… cũng được sử dụng khá phổ biến. Giữa muôn vàn các thứ tiếng: Tây, Ta, Âu, Á lẫn lộn, tiếng Việt dường như bị xem nhẹ? Thực trạng đó đã đặt ra một vấn đề là tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Và làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Trên dải đất Việt Nam hình chữ ét (S), kéo dài một dải suốt từ biên giới Việt – Trung đến tận Mũi Cà Mau đều thống nhất một ngôn ngữ chung là tiếng Việt và chữ viết chung là chữ Quốc ngữ. Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam. Vì thế, tiếng Việt là linh hồn, là máu thịt của người Việt chúng ta. Vấn đề cấp bách hơn lúc nào hết đó là, là người Việt Nam, chúng ta phải sử dụng thành thạo tiếng Việt.

Với công cuộc Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã và đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược nền kinh tế mở, tăng cường quan hệ, hợp tác, giao lưu với nước ngoài. Các ngoại ngữ cũng nhân đà đó ồ ạt vào nước ta. Tiếng Việt vô hình chung trở thành “mặt hàng” cạnh tranh với tiếng nước ngoài. Điều này vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt, đồng thời vừa đặt tiếng Việt đứng trước nguy cơ không nhỏ.

Hiện nay, ở nước ta đâu đâu người ta cũng đua nhau học ngoại ngữ (nào là Anh văn, Pháp văn, Trung văn…), nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Các biển quảng cáo dạy ngoại ngữ mọc lên ở khắp mọi nơi. Các trung tâm dạy ngoại ngữ cũng đua nhau mọc lên như nấm. Trong khi đó, người ta lại không mấy quan tâm đến tiếng Việt. Thậm chí, trong giao tiếp giữa người Việt Nam với người Việt Nam, người ta cũng dùng tiếng nước ngoài. Họ xem việc sử dụng ngoại ngữ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh… là thứ “mốt thời thượng” không thể thiếu.

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chỉ ra nhiều biểu hiện sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, xu hướng lai căng, “lạm phát” sử dụng các yếu tố tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, sự “sáng tạo” một cách vô nguyên tắc tạo ra sự kì quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Họ nói chuyện bằng tiếng Việt thi thoảng lại “chêm” vài câu tiếng Anh. Họ nói chuyện trên mạng bằng một thứ ngôn ngữ “chát chít” không hiểu nổi…

2. Viết trân trọng hay chân trọng mới chuẩn Vua Tiếng Việt?

5. Trân trọng là gì?
Từ trân mang ý nghĩa của sự quý giá, cao quý. Trong tiếng Việt, từ kính trọng thường được dùng cho những trường hợp đặc biệt để thể hiện thái độ tôn trọng đối với người đối diện hoặc một người thực sự đặc biệt. Vậy ghép hai từ kính trọng và tôn trọng lại với nhau, ta có một cụm từ theo nghĩa trang trọng, thể hiện thái độ tôn trọng của mình đối với người khác.

Một số ví dụ hay gặp: Trân trọng cảm ơn bạn đã giúp tôi hoàn thành điều này. Trân trọng kính mời bạn có mặt tại buổi tiệc. Những điều bạn cống hiến thật đáng trân trọng. Trân trọng cảm ơn. Lời chào trân trọng. Trân trọng kính mời

. Chân trọng là gì?
Trong từ điển ngữ pháp tiếng Việt, từ chân là một danh từ, cũng là một tính từ biểu thị tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ điển hình: Chân trái, chân phải, chân bàn…

Ngoài ra, từ chân còn được sử dụng để thể hiện tính chân thực của sự việc, hoặc để biểu đạt một lời nói mang tính thẳng thắn và chính trực.

Ví dụ điển hình: Tôi là một người chân thật và thẳng thắng.
Chủ nghĩa các-Mác và Lênin là chân lý của cách mạng
Trọng mang ý nghĩa khi nói về những điều quan trọng và cần thiết nhất .

Vậy nên Chân Trọng chính là từ ghép của Chân và Trọng. Trong từ điển ngữ pháp tiếng việt không hề có cụm từ này. Ngoài ra khi ghép 2 từ này không đem lại một ý nghĩa tích cực nào.

7. Trân trọng hay chân trọng từ nào mới đúng!
Do sự khác biệt về âm và vần của các vùng miền, địa phương nên đôi khi bạn sẽ nhầm lẫn chữ trân trọng và chân trọng. Trân Trọng là từ đúng bởi nó biểu thị thái độ cung kính, kính trọng người đối diện.

Xem thêm: [2025] Viết sát nhập hay sáp nhập mới đúng chuẩn Vua Tiếng Việt?

3. Ưu đãi tại Dung Thủy 2025

Xem thêm: [2025] Viết chân thành hay trân thành mới chuẩn Vua Tiếng Việt?

Trên đây Dung Thủy đã gửi tới Viết trân trọng hay chân trọng mới chuẩn Vua Tiếng Việt? Comment ngay nhé!