Cùng Dung Thủy điểm qua Cách làm bánh chưng đen Cao Bằng đón Tết Ất Tỵ 2025 trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên liệu
Gạo nếp nương: 1kg.
Đậu xanh: 300g.
Thịt ba chỉ: 300g.
Hạt nêm JAMONO: 1 thìa cà phê.
Muối: 1/2 thìa cà phê.
Lá dong: để gói bánh.
Lạt tre: để buộc bánh.
Tro than từ cây núc nác: 100g.
2. Cách làm
Chuẩn bị tro và nước ngâm:
Đốt cháy cây núc nác hoặc rơm rạ, lấy tro. Hòa tro với nước, lọc lấy nước trong.
Chuẩn bị gạo nếp:
Vo sạch gạo nếp, ngâm trong nước tro khoảng 6–8 giờ cho gạo thấm màu đen. Sau đó vớt ra để ráo.
Chuẩn bị nhân bánh:
Ngâm đậu xanh trong nước 2–3 giờ, hấp chín, giã nhuyễn.
Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ, ướp với muối và hạt nêm JAMONO.
Chuẩn bị lá dong:
Rửa sạch lá dong, cắt thành các đoạn vừa gói, lau khô.
Gói bánh:
Trải lá dong ra, đặt một lớp gạo nếp đen lên.
Cho một lớp đậu xanh và thịt ba chỉ vào giữa, phủ thêm một lớp gạo nếp.
Gói lá dong chặt tay, buộc bánh bằng lạt tre.
Nấu bánh:
Đun một nồi nước lớn, đun sôi và đặt bánh vào luộc. Thời gian luộc khoảng 6–8 giờ.
Châm thêm nước sôi để giữ mực nước luôn ngập bánh.
Hoàn thiện:
Khi bánh chín, vớt ra để nguội, lau khô và bảo quản nơi thoáng mát.
3. Ý nghĩa của bánh chưng đen Cao Bằng
CVĐC Non nước Cao Bằng với những giá trị độc đáo về địa chất có tầm quan trọng quốc tế đã được UNESCO công nhận là CVĐC toàn cầu vào tháng 4 năm 2015. Bên cạnh những giá trị độc đáo về địa chất, thì CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng còn là nơi chứa đựng những nét văn hoá truyền thống phong phú và đặc sắc. Những nét văn hoá truyền thống đó được hình thành từ đời sống và phong tục tập quán của các dân tộc bản địa sinh sống từ lâu đời tại Cao Bằng như Tày, Nùng, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ…
Ảnh 1
Hái lá giong gói bánh chưng (Photo: Luân Nguyễn)
Một trong những phong tục không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về của đồng bào đó là tục gói bánh chưng ngày tết, món bánh không chỉ có giá trị ẩm thực mà ẩn chứa trong đó là văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào.
Ảnh 2
Nguyên liệu để gói bánh chưng (Photo: Luân Nguyễn)
Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh chưng truyền thống là những gì tinh túy nhất của đất trời và từ những giọt mồ hôi tạo nên thành quả lao động của con người. Sau vụ mùa, các gia đình sẽ lựa những bông thóc nếp hạt tròn mẩy, bó thành chùm treo lên gác bếp dành để gói bánh chưng. Đó là những loại gạo nếp thơm ngon nhất của địa phương mình như nếp hương Xuân Trường (huyện Bảo Lạc), Nếp Ong (huyện Trùng Khánh), Nếp Pì Pất (huyện Hòa An)… Một nguyên liệu gắn liền với chiếc bánh chưng đó là những chiếc lá giong xanh dùng để gói bánh. Nhân bánh truyền thống là đỗ xanh và thịt lợn, đặc biệt một số gia đình như ở xã Nam Cao, Nam Quang huyện Bảo Lâm còn gói bánh chưng nhân cá chép.
Ảnh 3
Ảnh 4
Gói bánh trưng vào dịp tết Nguyên đán (Photo: Luân Nguyễn)
Ngoài bánh chưng xanh, đồng bào dân tộc miền núi Cao Bằng còn làm bánh chưng đen. Đây là một sáng tạo độc đáo, mang hương vị đặc trưng riêng của đồng bào miền núi cao. Để tạo ra bánh chưng đen, họ có nhiều cách khác nhau như lấy các bó thóc nếp đã tuốt hết thóc rồi đốt các bó rạ sạch thành tro, sàng lấy phần tro sạch trộn với gạo nếp. Còn người Tày ở Bảo Lâm, Bảo Lạc lại lấy tro từ cây muối chua, tiếng địa phương gọi là ” Mạy Piệt”, họ sẽ chọn cây có nhiều chùm hoa, nhiều muối, khi đốt cây muối thành than và cho vào cối nhuyễn thành bột mịn. Sau đó trộn bột than vào gạo, để 1 thời gian bột ngấm vào gạo. Ngoài ra ở một số huyện như Hà Quảng đồng bào cũng sử dụng cây ngà hoóc để đốt than đen… sau khi nhuộm đen hạt gạo, họ mới gói bánh. Những chiếc bánh sau khi luộc chín sẽ có màu đen nhánh, thơm đậm đà hương vị cây rừng và thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn bánh chưng xanh.
Về hình dáng chiếc bánh chưng, đồng bào gói hình vuông hoặc bánh lưng gù, bánh dài. Khi gói xong, bánh được luộc kỹ từ 12-14 tiếng, sẽ rất thơm ngon, dẻo mềm.
Xem thêm: Lời bài hát Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ đón Tết Ất Tỵ 2025
4. ƯU đãi Tết 2025 tại Dung Thủy
Xem thêm: Cách làm bánh chưng gù Hà Giang đón Tết Ất Tỵ 2025
Trên đây DUng Thủy đã gửi tới Cách làm bánh chưng đen Cao Bằng đón Tết Ất Tỵ 2025. Comment ngay ý kiến nhé!