Bài văn khấn chùa Thiên Trù chùa Hương Tết 2025 chuẩn nhất

Bài văn khấn chùa Thiên Trù chùa Hương

Du xuân đầu năm sẽ mang đến cho các khách hàng nhiều lộc lá. Cùng Dung Thủy tìm hiểu Bài văn khấn chùa Thiên Trù chùa Hương Tết 2025 chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Bài văn khấn chùa Thiên Trù chùa Hương

1. Vài nét về chùa Thiên Trù chùa Hương

Chùa Thiên Trù – Quần thể di tích chùa Hương, còn có tên gọi là chùa Trò, chùa Ngoài. Theo truyền thuyết, xưa có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây, đã đóng quân nghỉ tại thung lũng có chùa này và cho quân lính thổi cơm ăn. Ngẫu nhiên nhà vua quan tâm đến thiên văn địa lý khu vực chùa, thấy ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (Bếp Trời), một sao chủ trong Tử vi nấu nướng về sự ăn uống, nhân đấy nhà vua đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù, còn thung lũng là thung lũng Phụ Mã.

chùa thiên trù

Sau sự kiện này, có 3 vị thiền sư tới đây đựng lều cỏ cạnh chùa, hàng ngày tu thiền nhập đinh. Các vị thiền sư này lại đặt tên chùa Thiên Trù là “Thiên Trù Tự”.

Năm 1686, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Chính Hòa thứ VII, thiền sư Trần Đạo, hiệu Viên Quang Chân Nhân, đã trùng tu lại Thiên Trù, tụ tập các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật và họ tu hành Phật Pháp tại đây. Chính vì vậy, chùa được xây dựng với quy mô rộng lớn, lúc đó có tới trên trăm nóc nhà, với những công trình kiến trúc quy mô tinh xảo. Như vậy, Thiên Trù coi như là một thiền viện, được ngài Viên Quang Chân Nhân lập thành tông môn Thiên Trù, Cũng trong thời gian này, ngài Viên Quang Chân Nhân phát hiện ra động Hương Tích trên núi cao. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa đã bị tàn phá. Những di tích còn lại của Thiên Trù xưa đến nay chỉ còn lại một vườn tháp, trong đó đáng chú ý nhất là tháp Thiên Thuỷ và Viên Công bảo tháp, đó là hai công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ XVII.

chùa thiên trù

Sau năm 1954 cho tới nay, chùa Thiên Trù được xây dựng và trùng tu nhiều lần. Đáng chú ý là vào đầu năm 1992, trong khuôn viên chùa Thiên Trù, Điện Hương Thuỷ và điện thờ Mầu Liễu Hạnh được khánh thành.

Đầu năm 1993, tại khu Thiên Trù, nhà Tổ đường và nhà Bảo điện sau chùa Thiên Trù cũng được khánh thành. Cũng trong năm 1993, Động Vân Thuỷ Thiền Thiên (nằm ở phía trên Thiên Thuỷ tháp) cũng được khai mở và khánh thành, ở đây thờ phụng các Thánh Thượng Ngàn (Thượng Ngàn Chúa Tể).

chùa thiên trù

Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn khánh thành; năm 1995 Quan Âm Các hoàn thành, năm 2004 khánh thành Bảo tháp Chân tịnh (dưới chân gác chuông chùa Thiên Trù). Những công trình trên là những khối kiến trúc làm tăng vẻ đẹp thanh huyền tịch tĩnh không gian Thiên Trù và chùa Thiên Trù.

Chùa Thiên Trù ngày nay có khuôn viên rộng lớn và nhiều di tích hợp lại tạo ra một không gian kiến trúc hoành tráng. Đây cũng là nơi an cư và tu thiền nhập định của các nhà tu hành. Khách thập phương đi trẩy hội vào tới đây thường nghỉ chân ăn uống để dưỡng sức đi lên động chính Hương Tích.

2. Lễ vật sắm lễ chùa Thiên Trù

Về trình tự lễ trong chùa Thiên Trù, Thượng tọa Minh Hiền cho biết trước tiên là đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông. Tiếp theo đó là đặt lễ lên hương án của Chánh điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát. Nhưng việc thỉnh chuông cần có sự đồng ý từ phía các sư thầy trong

Theo Thượng tọa Minh Hiền thì trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa, du khách nên chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường như ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện… “Tuy nhiên thực tế vào những ngày đi lễ, nhiều người dân vẫn mang theo lễ mặn. Nhiều người đến chùa chỉ để xem hội nên họ thích ăn gì thì mang theo thứ đó. Ví như thịt gà, thịt lợn… họ ăn ở khắp mọi nơi, đôi khi còn xả rác trên dòng suối Yến, trông rất phản cảm và mất mỹ quan. Song vì họ không phải Phật tử nên nhà chùa không có quyền ra quy định”, Thượng tọa cho hay. Thượng tọa cũng đặc biệt lưu ý khi lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn, hở nách… vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính.

Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Tiếp đó thì lễ ở nhà thờ tổ. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng và có thể tùy tâm công đức. Những ngày lễ hội, vì có quá nhiều du khách về lễ và trẩy hội nên chùa quy định chỉ thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, không thắp hương bên trong chùa. “Đến dâng hương tại chùa Thiên Trù chỉ được sắm lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Du khách được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả… Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Ngay cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa”, Thượng tọa cho hay.

Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại… Ở chùa, ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ Phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư Phật thì đầy đủ nhất phải gồm 5 thứ: hương, nến, hoa, quả và nước. “Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng chư Phật bằng tấm lòng thành chân thật. Nhiều người cho rằng phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy để dâng lên Đức Phật thì mới có nhiều lộc, làm ăn phát đạt… nhưng Phật “cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ đầy”. Vì thế, mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ”, Thượng tọa Minh Hiền nói.

3. Bài văn khấn chùa Thiên Trù chùa Hương Tết 2025 chuẩn nhất

Mẫu 1:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại: ……………………………………….. thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp,

Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngừa trông ơn Phật,

Quán Ấm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hộ.

Cúi xin cảc vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sình đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kỉnh lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mẫu 2:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch)

Tín chủ con là: … Ngụ tại: …

Chúng con thành tâm đến đền … dâng hương, lễ vật lòng thành, xin cầu cho gia đình an khang, sức khỏe và hạnh phúc.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Xem thêm: Văn khấn đi lễ phủ Tây Hồ cầu sức khỏe tài lộc Tết Ất Tỵ 2025

4. Ưu đãi cho khách hàng Tết 2025

Xem thêm: Bài văn khấn cúng đền Trình chùa Hương du xuân đầu năm Ất Tỵ 2025

Trên đây Dung Thủy đã gửi tới Bài văn khấn chùa Thiên Trù chùa Hương Tết 2025 chuẩn nhất. Comment ngay ý kiến nhé!