Chùa Tây Thiên là địa điểm du lịch có tiếng tại Vĩnh Phúc. Hãy cùng Dung Thủy tìm hiểu Bài khấn đi chùa Tây Thiên cầu lộc tài 2025 trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vài nét về chùa Tây Thiên
Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội – một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.
Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.
Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.
Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.
Kính thưa quý đoàn! Để tiếp theo cuộc hành trình khám phá về những điều bí ẩn của khu danh thắng Tây Thiên, Tôi (em, cháu…) xin giới thiệu với đoàn chúng ta về những thần tích nơi đây.
Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên.
Trong truyền thuyết kể rằng:
Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.
Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời.
Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm.
Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu – Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.
Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn.
Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo.
Nơi chùa Tây thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh – Lê – Lý – Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế.
“Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên
Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế.
Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông
Sắc nước hương trời thật hiếm có
Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời.
Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi
Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ
Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”.
Trên đây là câu truyện truyền thuyết ở xã Đại Đình được chép lại qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ.
Kính thưa quý khách! Tiếp theo nữa mà Tôi (em, cháu…) muốn giới thiệu tới chúng ta là hệ thống các di tích Tây Thiên.
Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.
Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.
Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.
2. Bài khấn đi chùa Tây Thiên cầu lộc tài 2025
Văn khấn tam tòa Thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao
Thượng đế.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.
Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Con kính lạy Đức đệ tam thủy phủ, Lân nữ công chúa.
Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu hà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại
tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: …………… Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm Canh Tý, Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Văn khấn lễ Thánh Mẫu
Văn khấn lễ Thánh Mẫu
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
Kính lạy:………………………………………………….
Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.
Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Đức đệ tam thủy phủ, Lân nữ công chúa.
Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị chầu hà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngủ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Tín chủ con là:………………………………………………………………
Ngụ tại:……………………………………………………………………..
Cùng toàn thể gia đình đến nơi điện (phủ, đền)………………….. chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xốt thương ủng hộ, khiến cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn, điều lành thường tới, điềm dữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi. Tài như nước đến, lộc tựa mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng.
Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn tấu”.
Văn khấn Mẫu Thượng Thiên
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hiện Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
Con kính lạy Mẫu Thượng Thiên Đức Chí Tôn.
Hương tử con là: ……………………………..
Cùng đồng gia quyến đẳng, nam nữ tử tôn……………………
Ngụ tại: ……………………………………………
Hôm nay là ngày ………….. tháng ……………. năm ………………….
Chúng con chắp tay kính lễ khấn đầu vọng bái Mẫu Thượng Thiên. Cúi xin Thánh mẫu Thượng Thiên, rủ lòng thương xót phù hộ độ trì cho chúng con được toàn gia an khang, bách sự như ý, vạn sự tốt lành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Hương tử chúng con dốc lòng kính lạy Đức chúa thượng ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường sơn tinh công chúa Lê Đại Mại Vương ngọc điện hạ.
Kính lạy:………………………………………………………………..
Đức Thượng ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.
Chư tiên, chư thánh chư thần, bát bộ sơn trang, mười hai tiên nương, văn võ thị vệ, thánh cô thánh cậu, ngũ hổ bạch xà đại tướng.
Hương tử con là:…………………………………………………….
Ngụ tại:………………………………………………………………….
Nhân tiết…………….. chúng con thân đến………………. phủ chúa trên ngàn, đối nén tâm hương kính dâng lễ vật, mội dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dũng, thể đức hiếu sinh, ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Chuẩn tấu”.
3. Đồ lễ đi chùa Tây Thiên
Khi đi xin lộc, những tín đồ thường mang theo mâm lễ vật, Lễ vật có thể to hoặc nhỏ, ít hoặc nhiều theo thietkenhathoho.com không cần thiết cho nắm mà tùy vào tấm lòng của người muốn xin lộc. bạn có thể chuẩn bị lễ chay mang từ nhà mang đi hoặc những nơi thờ tự có nhiều gian hàng bán lễ vật bạn có thể thoải mái lựa chọn lễ dâng mẫu.
Lễ Chay: trong lễ chay bạn cần chuẩn bị hương hoa, trà, quả, phẩm oản… để dùng khi lễ ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng thường đc dùng để dâng ban Thánh Mẫu, hay lễ thần Thành Hoàng, Thư điền
Lễ Mặn: đồ trong lễ mặn bao gồm: đồ chay có hình gà, lợn, giò, chả…Vì trong khi tạ lễ thì lên ăn chay.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Trong lễ thờ này gồm hoa quả hương oản, gương lược …..
Chú ý: Sau khi khấn lễ xong cả tam tòa thánh mẫu đợi cháy hết một tuần nhan rồi vái 3 vái trước mỗi ban thời rồi xin hạ lễ cờm só mang ra đúng nơi quy định tại các đền, chủa để đốt hóa vàng, việc hạ lễ diễn ra từ ban ngoài cùng vào ban chính.
Xem thêm: Bài văn khấn động Hương Tích chùa Hương chuẩn nhất 2025
4. Ưu đãi Tết 2025
Xem thêm: Bài văn khấn chùa Hương Tích Hà Tĩnh chuẩn nhất 2025
Trên đây Dung Thủy đã gửi tới Bài khấn đi chùa Tây Thiên cầu lộc tài 2025. Comment ngay ý kiến nhé!