Nơi bán bàn ghế sofa gỗ phòng khách Hà Đông rẻ tốt 2024

Có khá nhiều người quan tâm tới việc mua bàn ghế sofa gỗ phòng khách Hà Đông. Dưới đây là giải đáp của Nội thất Dung Thủy về vấn đề này.

Bộ ghế đối tựa trứng bộ mặt liền gỗ sồi Nga GT20

1. Nhu cầu về mua bàn ghế sofa gỗ tại Hà Đông:

  • Kể từ sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội từ năm 2008, Hà Đông luôn là một trong những cửa ngõ của Thủ đô nối khu vực nội thành và ngoại thành. Do đó, mật độ dân cư tập trung ở các khu vực chung cư cao tầng ở đây luôn ở mức cao.
  • Chính vì vậy, nhu cầu mua bàn ghế sofa ở Hà Đông luôn đạt mức tương đối cao so với các quận huyện khác trên toàn thành phố. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm kiếm được một địa chỉ bán bàn ghế phòng khách chất lượng.

Xem thêm: Bí kíp lau chùi vệ sinh bàn ghế sofa gỗ phòng khách 2024

2. Mua bàn ghế sofa gỗ ở đâu tốt tại Hà Đông:

  • Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông vẫn còn khá ít các cơ sở bày bán các loại bàn ghế gỗ. Số lượng xưởng sản xuất đồ gỗ giá tận gốc cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Do đó, nếu như muốn tìm tới tận nơi sản xuất, quý khách cần phải đến khu vực khác.
  • Với lợi thế nằm ở gần đại lộ Thăng Long, xưởng sản xuất Nội thất Dung Thủy sẽ là một địa chỉ mua bàn ghế sofa ở quận Hà Đông khá ổn dành cho quý khách. Chỉ mất khoảng 30 phút chạy xe là quý khách có thể tới xưởng sản xuất.
  • Tại đây có các loại bàn ghế sofa gỗ sồi, sofa gỗ xoan đào, sofa gỗ hương xám … rồi các loại sofa tay trứng, sofa hộp, sofa ngăn kéo… Các sản phẩm đều được bảo hành 6 tháng để quý khách yên tâm khi mua bàn ghế sofa phòng khách ở Hà Đông.
  • Sofa gỗ sồi Nga
  • Sofa gỗ hương xám
  • Sofa gỗ gõ đỏ
  • Sofa gỗ xoan đào
  • Sofa gỗ óc chó
  • Sofa da/nỉ

Xem thêm: Mua bàn ghế sofa phòng khách ở đâu tốt tại Thạch Thất?

3. Vài nét về Hà Đông

I – Thông tin hành chính Quận Hà Đông, Hà Nội
Hà Đông trước kia nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Cho đến nay, quận Hà Đông là 1 trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm thủ đô 12km về phía Tây Nam. Địa bàn quận Hà Đông hiện là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội. Ngoài ra, đây cũng được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa.

Thông tin hành chính Quận Hà Đông
Trụ sở UBND Lô NO1 trung tâm hành chính mới, phường Hà Cầu
Phân chia hành chính 17 phường
Thành lập
27/12/2006: thành lập thành phố Hà Đông
8/5/2009: thành lập quận Hà Đông
Chủ tịch UBND Cấn Thị Việt Hà
Diện tích 49,64 km²
Dân số (01/2022) 440.000
Biển số xe 29-T1-T2
1. Lịch sử hình thành
Năm 1888, vùng đất Hà Đông có tỉnh lỵ là làng Cầu Đơ, do đó còn được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ được đổi tên thành tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ cũng được thay đổi thành thị xã Hà Đông. Đến năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập thành tỉnh Hà Tây, lúc bấy giờ thị xã Hà Đông cũng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh này.

Ngày 27/12/1975, có quyết định thông qua việc hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, thị xã Hà Đông vẫn giữ nguyên vai trò là tỉnh lỵ. Ngày 29/12/1978, thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số đơn vị hành chính trực thuộc của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Hà Đông trực thuộc Hà Nội nhưng quyền tạm lý tạm giao cho tỉnh Hà Sơn Bình.

Quận Hà Đông là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa
Quận Hà Đông là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa
Ngày 1/8/2008, theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Chính phủ, thành phố Hà Đông được nhập vào Hà Nội. Đến ngày 8/5/2009, Chính phủ chính thức ban hành nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thành phố Hà Đông. Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành của Hà Nội, được chia làm 17 phường trực thuộc cho đến hiện nay. Đây vốn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa, nay lại được biết đến là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa và phát triển nhanh chóng hàng đầu thành phố.

2. Vị trí địa lý
Quận Hà Đông tọa lạc ở phía Tây Nam nội thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Trên bản đồ, địa bàn Hà Đông trải dài từ tọa độ 20°59′ vĩ độ Bắc đến 105°45′ kinh Đông, có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực như sau:

Phía Đông giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì.
Phía Tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ.
Phía Nam giáp huyện Thanh Oai.
Phía Bắc giáp các quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân.
Vị trí địa lý của quận Hà Đông trên bản đồ
Bản đồ Quận Hà Đông
Quận Hà Đông Hà Nội nằm giữa giao điểm của QL6 (Hà Nội – Hòa Bình) và QL70A. Đây cũng là điểm khởi đầu của QL21B, kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với các huyện phía Nam thủ đô. Trên địa bàn quận có 2 con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ, ngoài ra còn có nhiều kênh, hồ lớn nhỏ. Sở hữu vị thế của một quận nội thành Hà Nội cùng hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, Hà Đông được xem là cửa ngõ phía Tây Nam đi vào các quận trung tâm của thành phố.

3. Diện tích
Theo số liệu mới nhất, diện tích quận Hà Đông là 49,64 km2 (tương đương 4,963.77 ha), chiếm khoảng 1,48% tổng diện tích thành phố Hà Nội. Đây được biết đến là quận nội thành có diện tích lớn thứ 2 của thành phố, chỉ sau quận Long Biên.

4. Dân số
Trước năm 2006, dân số quận Hà Đông chỉ có khoảng 96 nghìn người. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số 01/2006/NĐ-CP, dân số của quận tăng lên 173.707 nhân khẩu. Tính đến tháng 01/2022, tổng dân số của quận Hà Đông là 440.000 người, mật độ dân số đạt 8.900 người/km2.

5. Quận Hà Đông có bao nhiêu phường?
Quận Hà Đông hiện có 17 phường: La Khê, Mộ Lao, Biên Giang, Yên Nghĩa, Đồng Mai, Dương Nội, Vạn Phúc, Yết Kiêu, Phú Lãm, Hà Cầu, Phú La, Văn Quán, Phú Lương, Quang Trung, Phúc La, Kiến Hưng, Nguyễn Trãi.

Các phường quận Hà Đông cập nhật mới nhất
Các phường quận Hà Đông cập nhật mới nhất
DANH SÁCH CÁC PHƯỜNG QUẬN HÀ ĐÔNG
STT Tên phường Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2)
1 Phường La Khê 2,60 12.935 4.980
2 Phường Mộ Lao 1,26 24.221 19.223
3 Phường Biên Giang 2,36 8.350 3.538
4 Phường Yên Nghĩa 6,93 24.058 3.471
5 Phường Đồng Mai 6,34 16.050 2.525
6 Phường Dương Nội 25.950 25.950 4.435
7 Phường Vạn Phúc 1,43 14.289 9.992
8 Phường Yết Kiêu 0,21 8.623 41.061
9 Phường Phúc La 1,39 6.243 4.491
10 Phường Hà Cầu 1,53 14.876 9.769
11 Phường Phú La 1,77 6.526 3.691
12 Phường Văn Quán 1,40 23.570 16.835
13 Phường Phú Lương 6,72 17.581 2.618
14 Phường Quang Trung 0,84 16.274 19.374
15 Phường Phú Lãm 2,66 13.109 4.928
16 Phường Kiến Hưng 4,24 11.390 2.685
17 Phường Nguyễn Trãi 0,42 13.563 32.292

Trong số các đơn vị hành chính trực thuộc, phường Hà Cầu là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân nhân quận cùng nhiều cơ quan hành chính quan trọng khác của địa phương.

>> Tìm hiểu thêm: Danh sách các quận huyện Hà Nội

II – Khám phá các địa điểm nổi bật tại Quận Hà Đông
Quận Hà Đông đang từng bước phát triển trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của khu vực phía Tây Hà Nội. Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển, địa bàn quận Hà Đông còn được chú trọng đầu tư các dự án bất động sản có giá trị cao. Song song với đó, các di tích lịch sử – văn hóa ngàn đời vẫn được bảo tồn nhằm lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1. Địa danh du lịch nổi tiếng tại Quận Hà Đông Hà Nội
Hà Đông vốn là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, gắn liền với quá trình hình thành của kinh đô Thăng Long – Hà Nội xưa. Với nhiều địa danh, địa điểm tham quan nổi tiếng, khu vực này được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch. Một vài địa danh nổi tiếng thường được du khách ghé đến tại Hà Đông phải kể đến như:

Làng lụa Vạn Phúc: Làng lụa Vạn Phúc (hay làng lụa Hà Đông) là một trong những làng nghề dệt lụa trứ danh của Việt Nam. Với lịch sử hình thành hơn 1000 năm, làng lụa Vạn Phúc đã được công nhận là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất” vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Qua dòng thời gian, tơ lụa Vạn Phúc vẫn mang trong mình nét văn hóa truyền thống vốn có cùng đường nét giản đơn mà thanh thoát. Loại lụa này từng được dùng để may trang phục cho vua chúa thời xưa và đến nay lại trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Làng lụa Vạn Phúc có lịch sử hình thành hơn 1000 năm
Làng lụa Vạn Phúc có lịch sử hình thành hơn 1000 năm
Chùa Diên Khánh: Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tại quận Hà Đông, được xây dựng dưới thời Lý. Tên gọi Diên Khánh mang ý nghĩa tốt là “sự cát tường, mừng vui lâu dài”. Chùa được xây dựng trên một khu đất cao với mặt chính quay về hướng Nam. Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa có giá trị như: chuông đồng đúc thời Cảnh Thịnh thứ 2, cụm văn bia đời Lê, nhiều tượng phật quý hiếm từ thời Trần, thời Lê Sơ cho đến thế kỷ 20,… Năm 1989, chùa Diên Khánh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.
Chùa Diên Khánh được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989
Chùa Diên Khánh được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Bảo tàng này được ví như “Trường Sơn thu nhỏ” giữa lòng thủ đô Hà Nội, nơi lưu giữ hàng trăm nghìn hiện vật, tư liệu có giá trị của bộ đội Trường Sơn những năm kháng chiến. Bảo tàng có tổng diện tích 20.000 m2, được chia thành nhiều hạng mục gồm: nhà trưng bày chính, nhà trưng bày ngoài trời, khu tưởng niệm liệt sĩ và khu trưng bày hiện vật. Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh không chỉ là một địa điểm tham quan mà hơn thế còn góp phần vào sự nghiệp giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ mai sau.
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh được ví như “Trường Sơn thu nhỏ”
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh được ví như “Trường Sơn thu nhỏ”
2. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn Quận Hà Đông
Hà Đông là một quận nội thành của thủ đô Hà Nội, sở hữu vị trí chiến lược về mọi mặt từ kinh tế, chính trị cho đến quốc phòng. Nơi đây còn được biết đến là đầu mối giao thông quan trọng, giúp kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với các tỉnh lân cận như: Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình.

Dưới đây là những tuyến đường giao thông chính trên địa bàn quận Hà Đông:

Quang Trung
Lê Trọng Tấn
Phố Xốm
Nguyễn Thanh Bình
Nguyễn Trác
Tố Hữu
Trần Phú
Đường 19-5
Phan Kế Toại
Hoàng Hoa Thám
Hữu Hưng
Ngô Thì Nhậm
Văn Khê
Phan Đình Giót
Cầu Đơ
Hà Trì
Phúc La
Nguyễn Trực
Ba La
Quyết Thắng
Nghĩa Lộ
Các tuyến đường giao thông quận Hà Đông Hà Nội
Các tuyến đường giao thông quận Hà Đông Hà Nội
3. Các tòa nhà nổi tiếng tại Quận Hà Đông
Trong không gian phát triển của thành phố, quận Hà Đông đang ở vị trí tuyến đầu của quá trình đô thị hóa về phía Tây Nam. Đây là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, đang có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều dự án tòa nhà cao ốc hiện đại.

Dưới đây là một số tòa nhà cho thuê văn phòng Quận Hà Đông nổi bật, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị của Hà Đông trong những năm trở lại đây:

Tòa nhà Samsora Premier: Đây là dự án tổ hợp thương mại dịch vụ, căn hộ và văn phòng cho thuê, nằm ở vị trí đắc địa ngay mặt tiền đường Chu Văn An. Từ đây, khách thuê có thể dễ dàng kết nối đến các khu vực trung tâm của thành phố. Ngoài ra, tòa nhà cũng thuộc chuỗi khu đô thị – chung cư Hà Đông nên phần lớn tệp khách hàng đều có tiềm lực tài chính tốt. Samsora Premier có quy mô 38 tầng với kiến trúc được lấy cảm hứng từ phong cách Nhật. Không gian làm việc không chỉ hiện đại, đầy đủ tiện ích mà còn sở hữu mặt view sông Nhuệ đắt giá. Điều này mang đến cho các doanh nghiệp môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại bậc nhất.

Vạn Phúc Building: Đây là một tổ hợp dự án nằm ngay trên mặt đường Tố Hữu, tuyến đường huyết mạch của quận Hà Đông, dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố cũng như các khu vực lân cận. Vạn Phúc Building có quy mô 17 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng diện tích xây dựng khoảng 5.598 m2. Trong đó, diện tích văn phòng được phân chia linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô khác nhau. Phong cách kiến trúc hiện đại, năng động cũng hứa hẹn mang đến không gian làm việc lý tưởng cho các doanh nghiệp trong khu vực Hà Đông.
Vạn Phúc Building cung cấp diện tích văn phòng linh hoạt cho khách thuê
Vạn Phúc Building cung cấp diện tích văn phòng linh hoạt cho khách thuê
Hatay Millennium: Nằm cách trung tâm Hà Nội 8 km về phía Tây Nam, công trình này được xây dựng trên 1 khu đất rộng lớn có diện tích lên đến 5.600m2. Hatay Millennium bao gồm 2 khối tháp nối liền với nhau, mỗi khối tháp có quy mô 44 tầng. Thiết kế tòa nhà được lấy cảm hứng từ ngành dệt lụa truyền thống với các thanh ngang dọc đan xen nhau như những sợi vải dệt, tạo nên tòa tháp sang trọng, hiện đại mà không kém phần mềm mại, thanh thoát. Bên ngoài tòa nhà còn có hệ thống cây xanh và sông nước bao quanh, biến nơi đây thành vùng đất có phong thủy vượng khí và cảnh quan tuyệt đẹp.

Xem thêm: Cách vệ sinh ghế sofa da nỉ nhanh chóng 2024

Như vậy, Quý khách đã biết được mua bàn ghế sofa gỗ phòng khách Hà Đông. Để đặt mua vui lòng inbox fanpage Nội thất Dung Thủy hoặc hotline Ms. Dung 0973.210.015 để được trợ giúp.

Bài viết này có ích với bạn không?

Nhấp tim để đánh giá!

Trung bình đánh giá 0 / 5. 0


Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Nội Thất Dung Thủy

  • Showroom: số 36A đường trung tâm dịch vụ Phùng Xá, Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0967.465.594/0973.210.015
  • Website: noithatdungthuy.com
Chia sẻ ngay cho bạn bè