[2024] Đặt mua bàn ghế sofa gỗ phòng khách ở đâu tốt ở tỉnh Hà Giang?

bàn ghế sofa gỗ phòng khách ở đâu tốt ở tỉnh Hà Giang

Rất nhiều người đang quan tâm tới vấn đề mua bàn ghế sofa gỗ tự nhiên ở đâu tốt ở Hà Giang? Dưới đây là giải đáp bàn ghế sofa gỗ phòng khách ở đâu tốt ở tỉnh Hà Giang của Dung Thủy gửi dành cho các bạn.

sofa góc chữ L SG61l nét

1. Tình hình kinh tế – xã hội tại Hà Giang:

  • Năm 2018, Hà Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 48 về số dân, xếp thứ 58 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và là tỉnh nghèo trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, có huyện Xín Mần thuộc diện huyện nghèo trong 6 huyện nghèo nhất cả nước, xếp thứ 63 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 58 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846.500 người dân[7], GRDP đạt 20.772 tỉ Đồng (tương ứng với 0,7610 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng (tương ứng với 899 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,76%.
  • Mặc dù kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc trong những năm qua, tuy nhiên nhìn chung Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo với nhiều người dân là hộ nghèo, cận nghèo. Tuy vậy, vẫn không ít dân cư có mức sống tốt tập trung sống tại thành phố Hà Giang và các thị trấn. Do đó, nhu cầu về việc mua bàn ghế sofa gỗ tự nhiên ở Hà Giang là vẫn có.

Xem thêm: Địa chỉ bán bàn ghế sofa gỗ phòng khách giá rẻ tại tỉnh Sơn La 2024

2. Địa chỉ bán bàn ghế sofa gỗ giá rẻ tại Hà Giang

bàn ghế sofa gỗ phòng khách tỉnh Bắc Giang bàn ghế sofa gỗ tự nhiên ở đâu tốt và rẻ ở tỉnh Bắc Ninh

  • Tương tự như khi tìm kiếm địa chỉ bán bàn ghế sofa gỗ giá rẻ tại Sơn La, quả thực không dễ dàng gì để kiếm được cửa hàng bán bàn ghế phòng khách sofa ở tỉnh Hà Giang khi mà hầu hết địa hình đều là đồi núi chia cắt. Do đó, quý khách có nhu cầu mua sắm sofa cho gia đình sẽ cần tìm tới các địa phương khác.
  • Nằm cách Hà Giang tầm 300km, tọa lạc tại huyện Thạch Thất – Hà Nội, Dung Thủy sẽ là lựa chọn sáng suốt cho các quý khách đang lăn tăn về việc nên mua sofa chất liệu nào tốt hay có nên dùng ghế sofa gỗ không? Các nhân viên sẽ tận tình giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn kể cả với người chưa có kinh nghiệm chọn mua ghế sofa gỗ.
  • Việc vận chuyển các sản phẩm sofa gỗ gia đình tới nhà khách hàng sẽ mất tầm 4-5 ngày kể từ khi đặt hàng.
  • Sofa gỗ sồi Nga
  • Sofa gỗ hương xám
  • Sofa gỗ gõ đỏ
  • Sofa gỗ xoan đào
  • Sofa gỗ óc chó
  • Sofa da/nỉ

Xem thêm: [2024] Đặt mua bàn ghế sofa gỗ phòng khách ở đâu tốt ở tỉnh Lai Châu?

3. Vài nét về tỉnh Hà Giang

1. Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013’00”; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024’05”; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông – đông nam có kinh độ l05030’04”.

2. Điều kiện tự nhiên

Địa hình:

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m – 2.500 m (10 ngọn cao 500 – 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 – 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 – 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 – 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

– Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

– Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

– Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông – suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt – Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1 km/km 2 ), hệ số tập trung nước đạt 2,0 km/km 2 . Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc…

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 độ C – 23,9 độ C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 độ C và trong ngày cũng từ 6 – 7 độ C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40 độ C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 độ C (tháng l).

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 – 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm… Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm…

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87 – 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l, 2, 3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 – 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 – l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Tài nguyên đất

Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.

Tài nguyên rừng

Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.

Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).

Tài nguyên khoáng sản

Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì – kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

3. Lịch sử hình thành

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.

Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.

Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.

Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.

Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.

Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.

Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện : Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.

Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.

Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh.

Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).

Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3).

Ngày 17/9/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.

Ngày 28/4/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang).

Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao – Hà – Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc.

Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.

Ngày 01/12/2003, Chính phủ ra nghị định số 146/NĐ-CP về việc thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.

4. Dân tộc

Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Giang:

– Dân tộc Hoa (Hán)
– Dân tộc La Chí
– Dân tộc Lô Lô
– Dân tộc Mông
– Dân tộc Cờ Lao
– Dân tộc Pà Thẻn
– Dân tộc Dao
– Dân tộc Phù Lá

Xem thêm: Mua bàn ghế sofa phòng khách ở tỉnh Điện Biên giá rẻ và tốt tại đâu?

Vậy là khách hàng đã nắm được mua bàn ghế sofa gỗ tự nhiên ở đâu tốt ở Hà Giang rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Nội thất Dung Thủy để được trợ giúp.

 

Bài viết này có ích với bạn không?

Nhấp tim để đánh giá!

Trung bình đánh giá 5 / 5. 4


Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Nội Thất Dung Thủy

  • Showroom: số 36A đường trung tâm dịch vụ Phùng Xá, Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội
  • Hotline: 0967.465.594/0973.210.015
  • Website: noithatdungthuy.com
Chia sẻ ngay cho bạn bè